1. Khi máy bay ném bom của Nga lần đầu tiên cất cánh từ căn cứ không quân của Iran để tấn công các mục tiêu của phiến quân trên khắp Syria vào ngày 16/8, nó không chỉ là lời khẳng định mạnh mẽ của Nga đối với cuộc chiến chống khủng bố mà còn nhấn mạnh quan hệ quân sự ngày càng tăng giữa hai nước cũng nhưtham vọng của Ngatạo ảnh hưởng lớn hơn ở Trung Đông.

Cả Nga và Iran ngày 16/8 đều lên tiếng xác nhận máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 và tiêm kích đa nhiệm Su-34 của Nga xuất phát từ căn cứ không quân Hamedan của Iran đã không kích các mục tiêu phiến quân ở Syria. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay Nga sử dụng một căn cứ ở Iran để tấn công phiến quân tại Syria, và cũng là lần đầu tiên kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran cho phép quân đội nước ngoài sử dụng lãnh thổ của họ cho các hoạt động quân sự.

2. Ít nhất 3 người chết và hơn 50 người khác bị thương trong một vụ đánh bom xe nhằm vào mộtđồn cảnh sát ở thành phố Elazig, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vụ tấn công xảy ra sáng nay (18/8), chỉ vài giờ sau vụ tấn công tương tự cũng tại khu vực miền Đông nước này.

Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Dogan đưa tin nhóm phiến quân Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đứng sau vụ tấn công này.

Đây là hình thức tấn công quen thuộc do Đảng Công nhân người Kurd tiến hành trong những tháng gần đây nhằm vào các đồn cảnh sát ở khu vực Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Chính phủ Nhật Bản có kế hoạchtăng cường số nhân viêntrong hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên cả nước nhằm đối phó với các vụ tên lửa chiến lược thời gian qua của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Tên lửa Triều Tiên. Ảnh: amercianpatriotdaily.

Nhật Bản có 2 hệ thống J-Alert và Em-Net nhằm thông báo tới người dân khi xảy ra một vụ phóng tên lửa và để tính toán điểm rơi của tên lửa này.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đã nhiều lần thất bại và không phát hiện được các dấu hiệu chuẩn bị phóng tên của Triều Tiên trong năm nay, trong đó có vụ phóng hôm 3/8 vừa qua.

4. Tranh luận về burkini – một trang phục áo tắm của phụ nữ Hồi giáo đang tạo nên căng thẳng trong xã hội Pháp.

Trang phục tắm burkini dành cho người Hồi giáo. Ảnh: fmdos.cl.

Sự việc bắt đầu hôm 28/7 khi Thị trưởng thành phố Cannes, một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở miền Nam nước Pháp ra lệnh cấm mang trang phục burkini trên các bãi biển ở thành phố này, với lí do trong bối cảnh an ninh phức tạp tại Pháp, sự hiện diện của một trang phục có yếu tố tôn giáo trên các bãi biển có thể tạo nên những bất ổn xã hội.

Ngay sau quyết định của Cannes, một loạt các thành phố nhỏ khác ở Pháp, đặc biệt là những nơi có bãi biển như Villeneuve Loubet, Sisco, Mandelieu la Napoule, Le Touquet… cũng đã ra các lệnh cấm tương tự.

Burkini là từ ghép của hai từ bikini và burqa, một loại trang phục đặc trưng của phụ nữ Hồi giáo với đặc điểm là che kín đầu và toàn thân của người phụ nữ Hồi giáo khi xuất hiện ở nơi công cộng.

5. Tối qua (17/8) tại sân bay Quốc tế Pochenh Tong, Phnom Penh, Tổng cục Nhập cư, Bộ Nội vụ Campuchiatrục xuất bà Mar Garita Lorrtorngười Tây Ban Nha mang hộ chiếu AAJ879772 về nước do tham gia chiến dịch “Thứ Hai màu đen”.

Bà Mar Garita Lorrtor (giữa) tại cửa khẩu quốc tế Campuchia.

Tướng Ouk Hay Say La, Cục trưởng cục Thanh tra và Thực thi pháp luật, Bộ Nội vụ Campuchia cho biết: Hôm 15/8 vừa qua tại thủ đô Phnom Penh có nhiều người tham gia chiến dịch “Thứ Hai màu đen”, trong đó có 3 người quá khích đã bị bắt. Hai người Campuchia chuẩn bị được đưa ra xét xử còn bà Lorrtor người Tây Ban Nha bị trục xuất về nước./.