1. Cuộc đàm phán giữa các nước trong Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria (ISSG) tại Vienna, Áo nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria đã kết thúc màkhông đạt được đột phá rõ rệt nào, giữa lúc giao tranh giữa các phe nhóm bùng phát và con số thương vong ngày càng tăng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, cuộc họp nhóm tiếp xúc Syria do hai ông đồng chủ trì đã nhất trí thúc đẩy một lệnh ngừng bắn mong manh. Tuy nhiên, Mỹ và Nga vẫn còn những bất đồng sâu sắc về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng, trong khi Liên Hợp Quốc không thể đưa ra thời điểm tổ chức cuộc hòa đàm mới.
Saudi Arabia kêu gọi thực hiện ” kế hoạch B” giải quyết xung đột Syria
Trong khi đó, cũng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua (17/5) khẳng định, Nga không phối hợp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhưng đang ủng hộ quân đội của ông chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trên thực địa, Nga không thấy bất kỳ lực lượng nào hiệu quả và xứng đáng hơn quân đội Syria.
Dùng phi cơ viện trợ nhân đạo ở Syria là phương án cuối cùng
2. Chỉ trong ngày hôm nay (18/5) đã liên tục có những cuộc thảo luận và phát biểu từ chính phủ và giới học giả Mỹ vềsự kiện ông Obama thăm Việt Nam.
Các nhà phân tích và quan chức cấp cao chính phủ Mỹ đều khẳng định chuyến công du của Tổng thống Obama thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với chính sách tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời thúc đẩy hợp tác Việt-Mỹ trong một loạt lĩnh vực trong khuôn khổ Đối tác toàn diện. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho biết trong chuyến thăm, hai bên sẽ thảo luận các vấn đề song phương và đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), giao lưu nhân dân, ASEAN, tình hình Biển Đông, giải quyết hậu quả chiến tranh…
Cuộc đời và sự nghiệp Tổng thống Mỹ Barack Obama qua ảnh (phần I)
Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á của CSIS, Murray Hiebert cho biết: “Trong chuyến thăm, Tổng thống Obama sẽ tập trung xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai, xây dựng lòng tin, tạo lập một khuôn khổ nhằm duy trì sự tham gia của Mỹ ở nhiều cấp độ khác nhau như hiện nay. Phát biểu của ông Obama sẽ ít nhiều đề cập đến quá khứ nhưng thực sự sẽ hướng tới tương lai”.
3. Chính phủ Maldives hôm 17/5 thông báo quyết địnhcắt đứt quan hệ ngoại giaokéo dài 40 năm với Iran.
Theo đảo quốc Maldives, những chính sách của Iran tại Trung Đông bất lợi cho hòa bình và an ninh trong khu vực. Trong khi đó, hòa bình của Trung Đông cũng liên quan đến an ninh, ổn định của quốc đảo này. Maldives kêu gọi Iran thể hiện các cam kết trong việc thực hiện khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC).
Giới chuyên gia phân tích nhận định, quyết định của Maldives phản ánh mối quan hệ gần gũi của quốc đảo này với Saudi Arabia - một nước đang có nhiều bất đồng với Iran trong khu vực.
Năm ngoái, Saudi Arabia mở Đại sứ quán tại Maldives, đề nghị hỗ trợ tài chính cho chính phủ nước này và bắt đầu các cuộc đàm phán về đầu tư.
4. Quốc hội Venezuela hôm 17/5 bác bỏ sắc lệnh gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp mà Tổng thống Nicolas Maduro mới ban bố tại nước này.
Động thái của quốc hội - do phe đối lập kiểm soát có thể làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng tại quốc gia Nam Mỹ nhiều dầu mỏ này.
Luật tình trạng kinh tế khẩn cấp được công bố vào tháng 1 vừa qua, sau khi giá dầu của Venezuela giảm xuống mức 24 USD/thùng- mức thấp nhất trong 12 năm qua. Có đến 96% ngân sách của Venezuela phụ thuộc vào lợi nhuận dầu mỏ. Đầu tuần này, Tổng thống Maduro thông báo lệnh tình trạng khẩn cấp này sẽ được gia hạn thêm 60 ngày.
Các nghị sĩ cho rằng, bước đi của Tổng thống có thể làm nghiêm trọng thêm các cuộc khủng hoảng mà Venezuela đang đối mặt, đồng thời cáo buộc Tổng thống không tôn trọng hiến pháp khi ban bố sắc lệnh này.
5. Ngày 17/5/2016, Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp (EFEO) đã tổ chức lễ traoBằng Tiến sỹ danh dự cho Giáo sư Phan Huy Lê.
Buổi lễ diễn ra trang trọng dưới sự chủ trì của Giám đốc trường Yves Goudineau và đông đảo khách mời.
Trong diễn văn khai mạc, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) Yves Goudineau bày tỏ sự nuối tiếc khi Giáo sự Phan Huy Lê, vì tuổi cao, sức yếu đã không trực tiếp tới dự Lễ. Ông đánh giá cao tài năng của Giáo sư và điểm lại những cống hiến to lớn của Giáo sư trong việc hợp tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam với trường, nhất là từ khi Viện Viễn Đông Bác cổ mở lại chi nhánh tại Hà Nội./.