1. Cảnh sát trưởng quốc gia Indonesia Badrodin Haiti hôm qua (19/1) cảnh báo, nước này có thể đối mặt với nhiều cuộc tấn công có mức độthương vong lớn hơnso với vụ tấn công khủng bố ở Thủ đô Jakarta hơn một tuần trước.
|
Ông Haiti cho rằng cuộc tấn công hồi tuần trước tại trung tâm Jakarta là "kế hoạch B" của nhóm Nhà nước Hồi giáo sau khi cảnh sát Indonesia ngăn chặn âm mưu tấn công khủng bố của nhóm này tại các sự kiện trong dịp Giáng sinh và Năm mới.
Cùng ngày Bộ trưởng đặc trách Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia, ông Luhut Panjaitan cho biết, nước này đang chuẩn bị những biện pháp mới nhằm giúp ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.
Indonesia cân nhắc luật chống khủng bố mới
2. Liên Hợp Quốc hôm 19/1 cho biết, nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã bắt giữ hơn 800 trẻ em tại Iraq vàđào tạo thành các tay súng.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân đạo tại Iraq cho biết, hầu hết những trẻ em bị bắt cóc đều ở thành phố lớn thứ 2 của Iraq là Mosul.
Những đứa trẻ sẽ được xếp theo độ tuổi sau đó đưa đến các trại huấn luyện. Theo đó, trẻ từ 5 đến 10 tuổi sẽ được huấn luyện về tôn giáo, trong khi những đứa trẻ từ 10 đến 15 tuổi được đào tạo chiến đấu. Những trẻ này sau đó cũng sẽ tham gia chiến đấu thực sự, cũng như hành quyết các kẻ trốn chạy khỏi tổ chức.
Dân thường ở Iraq tiếp tục thiệt mạng với tốc độ chóng mặt
Trong khi đó, hãng tin Pháp AFP dẫn lời người đứng đầu Cơ quan Tình báo và An ninh Quốc gia của Sudan (NISS) cho biết, Sudan sẽ không để tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng lãnh thổ nước nàylàm bàn đạp tiến vào Libya.
Giám đốc Cơ quan Tình báo và An ninh Quốc gia của Sudan (NISS) Mohamed Atta al-Mawla Abbas cho biết, “Sudan sẽ không mở cửa cho IS hay các tổ chức cực đoan khác. Chúng tôi không chấp nhận việc lãnh thổ Sudan được sử dụng để phục vụ cho các tổ chức cực đoan hay các hoạt động tội phạm xuyên biên giới”.
3. Một tờ báo Canada hôm 19/1 đưa tin, hai quân nhân Trung Quốc đóng vai trò “kẻ đồng mưu” trong một kế hoạch ăn cắp bí mật quân sự của Mỹ - bao gồm các thiết kế của tiêm kích cơ tàng hình F-35 và các loại chiến đấu cơ.
Hai quân nhân chưa rõ tên tuổi này bị cáo buộc đã làm việc với một người nhập cư vào Canada (hiện đang đối mặt với lệnh dẫn độ sang Mỹ) nhằm nhận diện và đột kích vào cơ sở dữ liệu của các nhà thầu quân sự Mỹ, theo tờ Globe và Mail.
Tờ báo trên trích dẫn bản tóm tắt nội dung một cuộc điều tra về gián điệp mạng được mở ra vào năm 2014.
Đây là lần đầu tiên người ta công bố yếu tố quân đội Trung Quốc trong một vụ tấn công mạng cụ thể.
Trung Quốc lập lực lượng tình báo quân sự tích hợp chưa từng có
4. Xứ sở Triều Tiên khá khép kín. Những bức ảnh về quốc gia này thường khá hiếm hoi, nhất là những bức ảnh chân thực đời thường.
Hình ảnh chân thực ít thấy về cuộc sống đời thường ở Triều Tiên
5. Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubairbày tỏ quan ngạivề việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã dỡ bỏ trừng phạt kinh tế đối với Iran.
Ngoại trưởng Saudi Arabia. Ảnh: alarabiya. |
Tuyên bố đưa ra hôm 19/1 sau khi Iran thông báo sẽ nhận được 32 tỷ USD đầu tiên trong khối tài sản bị đóng băng sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ như một phần của thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức).
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran Valiollah Seif cho biết, 28 tỷ USD sẽ được chuyển cho Ngân hàng Trung ương nước này, và 4 tỷ USD còn lại “sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước”. Theo ông Seif, khoản tiền trên sẽ được dùng vào việc “mua và nhập khẩu hàng hóa” và Ngân hàng Trung ương Iran dự định để khoản tiền này tại các tài khoản ở nước ngoài.
6. Ngày 20/1 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản diễn ra cuộcđàm phán cấp cao châu Á lần thứ 12 về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cuộc đàm phán có sự tham dự của đại diện chính phủ 17 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Một vụ nổ hạt nhân. Ảnh: eknol. |
Diễn ra trong bối cảnh vụ thử bom nhiệt hạch hôm 6/1 vừa qua của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đàm phán lần này được coi là dịp để Hàn Quốc, cùng với đồng minh Mỹ và Nhật Bản triển khai các nỗ lực ngoại giao nhằm thúc đẩy cộng đồng quốc tế có hành động mạnh mẽ hơn đối với Triều Tiên.
Phát biểu khai mạc cuộc đàm phán, ông Kazutoshi Aikawa, Đại sứ, Tổng Giám đốc Cục Khoa học, Không phổ biến vũ khí và Giải trừ quân bị thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản một lần nữa nhấn mạnh, vụ thử hạt nhân vừa qua của Triều Tiên là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế: “Vấn đề Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là vấn đề mà cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực cần đoàn kết đưa ra những biện pháp đối phó ngay lập tức.”
Trước đó hồi đầu tháng này, Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công bom nhiệt hạch và cũng là vụ thử hạt nhân lần thứ 4 của nước này. Theo Chính phủ Triều Tiên, đây là bước đi nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân của Mỹ./.