Ngày 25/6, Chính phủ Tây Ban Nha đã chính đề nghị EU cung cấp trợ giúp tài chính khẩn cấp, tuy nhiên trong đề nghị này không nêu rõ số lượng tiền cần thiết để cứu hệ thống ngân hàng của nước này.

Tối nay (25/6), Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos sẽ có bài phát biểu về các biện pháp chống khủng hoảng, trong đó gắn liền việc cắt giảm thâm hụt nhân sách với việc cứu hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha.

Ngoài ra, Thủ tướng Tây Ban Nha phải phát biểu trước Liên đoàn các Tổ chức sử dụng người lao động (CEOE) về việc khắc phục tình hình khó khăn của kinh tế đất nước.

Theo các chuyên gia kiểm toán, hiện tại để tái cấu trúc các tổ chức tài chính của Tây Ban Nha cần số tiền lên tới 60 -70 tỷ Euro. Như vậy, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ 4 của EU yêu cầu trợ giúp quốc tế. Theo đánh giá của Chính phủ Tây Ban Nha, lãi suất tín dụng của các nhà “cứu trợ” châu Âu sẽ trong khoảng 3-4% năm./.