Tên lửa được phóng đi từ hệ thống THAAD của Mỹ. (Ảnh: AP) |
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh, hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sẽ sớm được triển khai và chỉ để ngăn ngừa những mối đe dọa từ Triều Tiên. Một nhóm công tác chung của Mỹ và Hàn Quốc đang đánh giá để đưa ra địa điểm thích hợp nhất cho việc triển khai hệ thống này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối khi cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lợi ích an ninh chiến lược của nhiều quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc kịch liệt phản đối việc Mỹ và Hàn Quốc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.
Bộ Ngoại giao Nga cũng ngay lập tức ra tuyên bố cảnh báo việc Mỹ triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc sẽ gây ra "những hậu quả không thể bù đắp được".
2. Ngày 4/7, hàng triệu người Mỹ kỷ niệm Ngày Độc lập trên toàn đất nước với nhiều hoạt động phong phú.
Hai anh em Ian James, 13 tuổi và em trai Dylan 5 tuổi đến từ Fontana, California không giấu được sự thích thú với các hoạt động mừng ngày Độc lập. |
Tại Viện Lưu trữ Quốc gia Mỹ ở Washington, các diễn viên trong trang phục thời Mỹ còn là thuộc địa của Anh đã tham gia đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Trong khi đó, 10.000 người đã tham dự bữa tiệc hòa nhạc của huyền thoại nhạc đồng quê Willie Nelson tại Austin, Texas.
Tại New York, hơn 1 triệu người sẽ có mặt tại các ban công và tầng thượng các tòa nhà dọc Sông Đông để chờ đón cuộc trình diễn pháo hoa Macy lần thứ 40. Buổi trình diễn pháo hoa sẽ diễn ra trên nền nhạc do ban nhạc của Không quân Mỹ biểu diễn. Ngoài ra giọng ca nữ đoạt giải Grammy Jennifer Holliday sẽ hát bài “America the Beautiful”.
Tuy nhiên, kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001 khơi mào cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ trên toàn thế giới đến nay, có lẽ hiếm có dịp nào người dân Mỹ được tận hưởng Ngày lễ Độc lập mà không phải nơm nớp lo âu vì nguy cơ bị tấn công.
3. Ngày 7/7, 5 cảnh sát đã bị bắn chết và 6 người khác bị thương trong một cuộc biểu tình tại Dallas phản đối 2 vụ cảnh sát bắn người da màu liên tiếp.
Một cảnh sát chạy vội về xe của mình để liên lạc và yêu cầu tiếp viện. (Ảnh: Indian Express). |
Đến ngày 8/7 (giờ địa phương), các nhà điều tra Mỹ đã xác nhận thủ phạm duy nhất trong vụ phục kích khiến 5 cảnh sát thiệt mạng và 7 người khác bị thương tại Dallas là Micah Xavier Johnson, 25 tuổi. Johnson đã bị tiêu diệt bằng robot cài bom sau cuộc đọ súng và thương lượng bất thành nhiều giờ đồng hồ với cảnh sát trong một ga ra ô tô, nơi thủ phạm ẩn nấp để thực hiện vụ tấn công.
Quan chức Mỹ đã loại bỏ yếu tố khủng bố trong vụ tấn công Dallas. Trong khi đó, Tổng thống Obama rút ngắn thời gian công du châu Âu để đi Dallas. Tổng thống Mỹ cũng yêu cầu treo cờ rủ tại các tòa nhà của chính quyền trong 5 ngày, đồng thời tuyên bố hành động bạo lực nhằm vào cảnh sát là không thể biện minh và lên án vụ tấn công là hèn hạ.
4. Ngày 2/7, hàng chục nghìn người dân ở thủ đô London, Anh đã xuống đường biểu tình phản đối việc nước này rời khỏi châu Âu.
Hàng loạt băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ bày tỏ sự tức giận cũng như nỗi thất vọng trước quyết định Brexit. (ảnh: WENY.com). |
Người biểu tình cho biết, họ muốn giới lãnh đạo phải có những hành động dứt khoát trong bối cảnh đất nước mất ổn định như hiện nay. Một người biểu tình nói ông ở đây vì cảm thấy đất nước đã bỏ phiếu cho một thứ chắc chắn sẽ biến thành thảm họa.
Ngày 9/7, Chính phủ Anh đã chính thức bác bỏ kiến nghị của 4,1 triệu người người ký tên, kêu gọi tiến hành trưng cầu ý dân lần thứ hai về tư cách thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, cả hai nữ ứng viên được chọn cho chức Thủ tướng Anh là Bộ trưởng Nội vụ Theresa May và Bộ trưởng Năng lượng Andrea Leadsom của Đảng Bảo thủ cũng cho rằng không nên đề cập kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6 mà cần nhanh chóng thực hiện việc chuyển giao Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu).
Hiện trường vụ nổ. Ảnh AP |
Chỉ huy lực lượng rà phá bom mìn của cảnh sát Đài Loan Lee Tzu-wen cho biết, các nhà điều tra đã phát hiện ra “một ống kim loại vỡ dài khoảng 15cm được nhồi đầy chất nổ đặt bên trong một chiếc balo màu đen”.
Cảnh sát Đài Loan sau đó đã xác định được nghi phạm gây ra vụ nổ là Lâm Anh Xương, 55 tuổi. Bản thân nghi phạm cũng bị thương sau khi thuốc nổ nhồi trong ống thép bị kích hoạt.
Camera ghi lại hiện trường vụ nổ tàu điện kinh hoàng ở Đài Loan
6. Ngày 12/7, Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về những yêu sách phi lý trên Biển Đông. Gần đến sự kiện này, Trung Quốc càng tỏ ra "mềm mỏng" với Philippines.
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã cải tạo phi pháp nhiều bãi đá thành đảo nhân tạo và xây dựng thành các cơ sở quân sự. |
China Daily cho biết, Trung Quốc đã sẵn sàng bắt đầu đàm phán với Philippines về vấn đề Biển Đông nếu Manila bỏ qua phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) dự kiến được đưa ra vào 12/7 liên quan đến vụ kiện của Philippines.
Năm 2013, Philippines chính thức kiện Trung Quốc lên PCA và nhấn mạnh rằng, nước này đã “quá mệt mỏi” sau 17 năm dài đằng đẵng đàm phán với Trung Quốc thông qua con đường chính trị và ngoại giao.
Trải qua 3 năm xét xử cùng 2 phiên tranh tụng và xem xét hơn 4.000 tài liệu mà Philippines cung cấp, vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông được coi là vụ kiện cực kỳ phức tạp.
7. Bão Nepartak đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) hôm 8/7 gây thiệt hại nặng nề. Ít nhất 3 người thiệt mạng và 172 người khác bị thương do bão. Các dịch vụ tàu đã bị dừng lại, hơn 340 chuyến bay quốc tế và 300 chuyến bay nội địa đã bị hủy bỏ. Bão cũng làm tê liệt hầu hết các hoạt động tại Đài Loan.
Biển hiệu các cửa hàng ở Đài Trung, Đài Loan bị gió cuốn, đổ ngổn ngang (Ảnh: EBC). |
Chiều 9/7, siêu bão Nepartak đã đổ bộ vào các khu vực phía Đông Nam Trung Quốc và gây thiệt hại nghiêm trọng. Mặc dù được dự báo đã suy yếu thành cơn bão nhiệt đới sau khi quét qua vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), song bão Nepartak khi đổ bộ đầu tiên vào thành phố Thạch Sư, tỉnh Phúc Kiến lúc 14h chiều nay vẫn di chuyển sức gió mạnh hơn 100 km một giờ.
Cơ quan thời tiết tỉnh Phúc Kiến cho biết, khoảng 430.000 người ở bốn thành phố lớn đã được lệnh di dời khẩn cấp. Để bảo đảm an toàn, khu vực phía Nam đã hủy hơn 400 chuyến bay, 350 chuyến tàu cao tốc. Toàn bộ dịch vụ giao thông công cộng ở cũng tạm dừng hoạt động trong khi các phương tiện cá nhân bị tắc nghẽn trong nước lũ.
Nhìn lại hình ảnh bão Nepartak “quét” qua Philippines và Đài Loan
8. Ngày 6/7, người Hồi giáo trên khắp thế giới đang tưng bừng tổ chức lễ Eid al-Fitr, đánh dấu sự kết thúc của tháng ăn chay Ramadan- lễ hội lớn nhất trong năm của người Hồi giáo.
Người Hồi giáo khắp thế giới tưng bừng tổ chức lễ Eid al-Fitr, kết thúc Tháng lễ Ramadan (ảnh: Getty). |
Ngay từ lúc mặt trời mọc, người Hồi giáo trên thế giới tham gia lễ cầu nguyện đại chúng Eid al-Fitr, sau đó thưởng thức bữa sáng gia đình thịnh soạn nhất sau 30 ngày ăn kiêng.
Tại thủ đô Tehran của Iran, trong buổi lễ cầu nguyện tại thánh đường Mosala, đại giáo chủ Ali Khamenei kêu gọi người dân không phân biệt tôn giáo, địa vị xã hội tiếp tục tôn trọng tinh thần tháng lễ linh thiêng Ramadan đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ người nghèo khổ.
9. Trước đó, đã có ít nhất 130 người chết và khoảng 200 người khác bị thương trong hai vụ đánh bom liên tiếp xảy ra ngày 3/7 nhằm vào các khu phố thương mại sầm uất ở thủ đô Baghdad của Iraq.
Khu phố Karrada Baghdad, Iraq trong đêm xảy ra vụ khủng bố. (ảnh: AP). |
Chính phủ Iraq đã tuyên bố ba ngày quốc tang sau hai vụ đánh bom được xem là gây ra thương vong lớn nhất tại Iraq từ đầu năm tới nay.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã ra lệnh tăng cường các biện pháp an ninh tại Iraq, theo đó, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ Iraq sẽ đẩy nhanh quá trình triển khai thiết bị kiểm tra các phương tiện giao thông ở tất cả các lối vào thủ đô, đồng thời các nhân viên an ninh tại các điểm kiểm soát không sử dụng điện thoại di động khi đang làm nhiệm vụ để tránh làm giảm hiệu quả kiểm soát./.