1_behy.jpg
Sáng 28/7, Triều Tiên đã thực hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo lần thứ 2. Quả tên lửa này bay được 1.000km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Ngay lập tức, cả Mỹ và Hàn Quốc đã có những phản ứng hết sức gay gắt. Ảnh: KCNA
Cụ thể, Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận chung sử dụng tên lửa Hyunmoo-2 có tầm bắn 300 km của Hàn Quốc và hệ thống tên lửa chiến thuật đất đối đất (ATACMS) với tầm bắn tương tự của Mỹ. Ngoài ra, tướng lĩnh Mỹ và Hàn Quốc cũng đã lần đẩu thảo luận “các biện pháp quân sự” nhằm đối phó với Triều Tiên. Ảnh: AFP
Không chỉ có Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản cũng lên tiếng khẳng định “đã hết kiên nhẫn” với Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên, cũng đã lên án mạnh mẽ vụ thử tên lửa đạn đạo này. Ảnh: Reuters
Không chỉ phải lo đối phó với Triều Tiên, Chính phủ của Tổng thống Donald Trump còn chịu sức ép mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ trong việc trừng phạt Nga. Việc cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều phê chuẩn dự luật này với số phiếu áp đảo khiến Tổng thống Mỹ dù không muốn cũng không còn cách nào khác là chấp thuận ký thông qua dự luật này. Ảnh: AP
Về phần mình, Nga đã lên án mạnh mẽ dự luật nói trên. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẽ “đáp trả tương xứng”, các quan chức Nga cũng cảnh báo dự luật này “không giúp cải thiện quan hệ Nga-Mỹ và cũng đã bắt đầu tiến hành các biện pháp trả đũa. Ảnh: Sputnik

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng trải qua một tuần sóng gió sau khi Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus từ chức và được thay thế bởi tướng John Kelly. Trong khi đó, cả Ngoại trưởng Rex TillersonBộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đều tỏ thái độ thất vọng trước cách hành xử của ông Donald Trump. Ảnh: AP

Trong khi đó, Nội các Nhật Bản cũng sắp có những xáo trộn nhất định sau sự ra đi của nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của nước này, bà Tomomi Inada đệ đơn xin từ chức. Ảnh: Reuters
Căng thẳng Palestine-Israel liên quan đến việc Israel lắp đặt máy dò kim loại tại cổng vào thánh đường Hồi giáo Al-Aqsa vẫn chưa hạ nhiệt dù phía Israel đã chấp nhận tháo dỡ số máy dò kim loại này. Đụng độ đã xảy ra giữa người Hồi giáo và cảnh sát Israel tại khu vực này sau đó đã khiến cảnh sát Israel phải sử dụng bom âm thanh để kiểm soát đám đông. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ định ông Daniel Kritenbrink làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thay ông Ted Osius. Tân Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink được đánh giá là một nhà ngoại giao có kinh nghiệm sâu rộng trong các vấn đề châu Á./. Ảnh: CSIS