Thời gian vừa qua việc Đức thể hiện thân mật với Trung Quốc khá rõ ràng, thì bây giờ Đức giữ một khoảng cách nhất định với Trung Quốc, đồng thời Đức tăng cường sâu sắc quan hệ với những nước như Nhật Bản, Việt Nam.

Đức đang cố xóa bỏ hình ảnh được coi là nghiêng về Trung Quốc, và thúc đẩy quan hệ tốt với các nước Châu Á khác nhằm tạo ra một thị trường toàn châu Á cho các doanh nghiệp của mình. 

merkeldung_tzpi.jpgThủ tướng Đức Angela Merkel gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Berlin ngày 15/10/2014 (phải) (ảnh: Reuters)

Từ tháng 10/2014 tới tháng 11/2014, Đức đã có những tiếp cận với Việt Nam. Ngày 20/11, ông Sigmar Gabriel, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ kinh tế, năng lượng của Đức thăm thành phố Hồ Chí Minh và phát biểu với giới kinh tế rằng “VIệt Nam là đối tác trọng tâm của Đức”.

Đây là thời điểm các công ty của Đức nhắm vào thị trường Việt Nam để bán các sản phẩm giá trị cao cho tầng lớp người giàu đang lên. Gần đây hàng trăm lãnh đạo các công ty xe ô tô, công ty hóa học, ngân hàng của Đức cũng đã vào thăm Việt Nam có được những cơ hội kinh doanh mới.

Giữa tháng 10 vừa qua, 5 ngày sau khi cam kết với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường về liên kết kinh tế giữa Đức và Trung Quốc, bà Merkel đã hội đàm trao đổi ý kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình Biển Đông.

Điều này có nghĩa là Đức đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng là tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng giữ khoảng cách trong chính sách ngoại giao, an ninh. Tương tự như vậy, bà Merkel cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Phlippines, nước đối đầu với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Đối với Trung Quốc, Đức là nước có ảnh hưởng quyết định tới chính sách của EU, nên luôn có chính sách ngoại giao tích cực với Đức và xem Đức là cầu nối trong ngoại giao với cả EU. Vì vậy, nếu Đức thể hiện quan điểm trung lập thì những nước có tranh chấp với Trung Quốc sẽ cảm thấy an tâm hơn.

Nhật Bản là một trường hợp như vậy. Một thời gian Nhật vì bị phê phán việc chậm trễ cải cách cơ cấu, nới lỏng các quy chế tài chính, nên quan hệ với Đức có phần căng thẳng. Nhưng năm nay, Thủ tướng Nhật Abe, Ngoại trưởng Nhật Kishida, Thứ trưởng Ngoại giao Kiuchi đã thăm Đức và đưa quan hệ 2 nước trở về quan hệ đối tác có thể tin cậy.

Tuy nhiên, nếu cho rằng việc Đức thay đổi chính sách ngoại giao châu Á sẽ dẫn tới việc Đức rời xa Trung Quốc thì quá sớm. Đức nghiêng về Việt Nam, Nhật Bản trong vấn đề lãnh thổ, chủ quyền biển đảo nhưng không có ý để cho ảnh hưởng tới xuất khẩu tới Trung Quốc vì việc xuất khẩu này có tác động lớn tới kinh tế EU.

Phương châm của Đức là coi châu Á là thị trường cho các công ty của Đức bán sản phẩm nên sẽ duy trì quan hệ tốt đối với một Trung Quốc đang trỗi dậy đồng thời giữ cân bằng quan hệ với các nước châu Á khác./.