Các lãnh đạo bộ lạc và quan chức cho biết, quân đội Iraq đang cố chiếm lại tỉnh Anbar từ tay các phần tử phiến loạn Hồi giáo và bộ lạc.

Ít nhất 8 người thiệt mạng và 30 người bị thương ở Falluja. Cư dân ở 2 thành phố trên nói rằng chiến sự đã khiến họ khó tiếp cận lương thực và họ đang cạn kiệt nhiên liệu chạy máy phát điện.

chien%20binh%20bo%20lac%20kiem%20soat%20ramadi.jpg
Chiến binh bộ lạc ở Ramadi (ảnh: Reuters)

Các cửa hàng đang phân phát lương thực cho các nhà thờ Hồi giáo và người ta hướng dẫn người dân thu nhận đồ ăn thông qua loa phóng thanh.

Các chiến binh Hồi giáo dòng Sunni có mối liên hệ với al-Qaeda và các chiến binh bộ tộc đoàn kết với nhau để chống lại Thủ tướng Nuri al-Maliki.

  >> Đọc thêm: Chiến tranh Iraq 2003 do Mỹ phát động

Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant đã củng cố vững chắc tỉnh sa mạc do đa số người Sunni chiếm đa số nằm sát biên giới với Syrai trong vài tháng gần đây nhằm tạo ra một nhà nước Hồi giáo Sunni án ngữ ở vùng biên giới.

Tuy nhiên, chỉ đến tuần này khi chiếm được Ramadi và Falluja thì phiến quân Sunni mới lần đầu tiên kiểm soát được các thành phố quan trọng nhất và giữ được vị trí này trong nhiều ngày.

Ở Ramadi, các bộ lạc và quân đội đã chung lưng đấu cật để truy quét các các phần tử al-Qaeda.

Còn ở Fallyja, các bộ lạc lại đứng về phe Hồi giáo để chống lại chính phủ.

Giới chức và nhân chứng cho hay, phiến quân đã kiểm soát được vùng phía bắc và đông của thành phố này. Dân thường thì trú ẩn để tránh đạn pháo chính phủ còn các tay súng bắn tỉa của phiến quân thì núp trên các mái nhà hoặc tòa nhà chính phủ.

Căng thẳng mới dâng cao từ hôm 30/12 ở tỉnh Anbar – trung tâm của phong trào nổi dậy Sunni sau khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003.

Bạo lực vào ngày 30/12 nổ ra khi cảnh sát giải tán một trại biểu tình của người Sunni với hậu quả là ít nhất 13 người chết.

Tình hình này làm người ta lo ngại nội chiến Syria sẽ lan rộng sang Iraq và làm trầm trọng thêm cuộc chiến giáo phái ở đây./.