Wolfgang Kubicki - Phó Chủ tịch đảng đối lập Dân chủ Tự do (FDP) cho biết sự can thiệp của Đại sứ Mỹ Richard Grenell vào vấn đề chủ quyền của Đức khiến Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phải đưa ra tuyên bố nói rằng ông Grenell là “nhân vật ngoại giao không được hoan nghênh” (persona non grata).

phochutichquochoiducdoitrucxuatdaisumy_dhfj.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Đức đòi trục xuất Đại sứ Mỹ Richard Grenell (người mặc vest trong ảnh). Ảnh: Getty.

"Bất cứ nhà ngoại giao Mỹ nào hành động như một nhà toàn quyền đều phải hiểu rằng sự chịu đựng của chúng tôi cũng có giới hạn", ông Kubicki - một trong 5 Phó Chủ tịch Quốc hội Đức khẳng định.

Ngày 19/3, Đại sứ Mỹ Grenell đã chỉ trích kế hoạch chi tiêu quốc phòng của Đức trong NATO là không phù hợp khiến ông Kubicki cáo buộc đặc phái viên này đã "can thiệp" vào các vấn đề chính trị của một quốc gia có chủ quyền.

Những chỉ trích của ông Grenell về chi tiêu quốc phòngcủa Đức được đưa ra một vài tuần, sau khi ông yêu cầu rằng Berlin phải dừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 - một dự án đường ống khí đốt đi qua biển Baltic để cung cấp khí đốt từ Nga tới Đức, đồng thời đe dọa các công ty liên quan đến dự án này sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt.

Carsten Schneider - lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội trong Quốc hội đã nhận định với hãng thông tấn DPA của Đức ngày 19/3 rằng: "Ông Grenell là một nhà ngoại giao hoàn toàn thất bại". Theo ông Schneider, "ông Grenell đã hủy hoại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu bằng sự khiêu khích vụng về".

Đại sứ Mỹ dường như không muốn công nhận Đức đã có những đóng góp đáng kể với các nhiệm vụ quốc tế của liên minh quân sự NATO, chẳng hạn như ở Afghanistan, ông Schneider nhận định.

Michael Grosse-Brömer - một thành viên trong liên minh đảng bảo thủ (CDU/CSU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc ông Grenell nên thể hiện sự kiềm chế.

Đức cung cấp lực lượng quân đội lớn thứ 2 ở Afghanistan và cũng hoạt động tích cực tại Mali (trong một sứ mệnh của Liên Hợp Quốc), ông Grosse-Brömer khẳng định./.