Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc sáng 14/11 tại Đại lễ đường ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.Đại hội thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc và dư luận quốc tế bởi đây là đại hội chuyển giao thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời là đại hội đề ra những quyết sách quan trọng định hướng cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Nhân dịp này, phóng viên VOV online đã có cuộc phỏng vấn GS-TS Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc.
Những điểm mới trong Báo cáo chính trị của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào
Gần 2.300 đại biểu đại diện cho hơn 80 triệu đảng viên tham dự Đại hội.(ảnh: Tân Hoa xã) |
Thứ nhất là mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Từ năm 1992, Trung Quốc nêu lên mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sau đó qua 2 nghị quyết Trung ương 3 khóa 14 và Trung ương 3 khóa 16 đã đặt vấn đề hoàn thiện thể chế này. Tại Đại hội 18, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện thể chế thị trường xã hội chủ nghĩa bằng cách bồi dưỡng các chủ thể của thị trường để cho thị trường phát triển một cách đồng bộ, không chỉ thị trường về vốn, thị trường bất động sản, công nghệ, lao động…
Thứ 2 là chuyển đổi phương thức phát triểnkinh tế. Đại hội 17, Trung Quốc đã đặt ra vấn đề chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư, xuất khẩu. Đại hội lần này đặt ra vấn đề: Tăng trưởng không chỉ dựa vào đầu tư và xuất khẩu mà còn phải coi trọng cả vấn đề tiêu dùng. Đồng thời, cần phải tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, hoàn thiện cơ chế có sự thống nhất hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý theo pháp luật và nhân dân làm chủ. Điểm mới trong Đại hội lần này là nêu lên phát triển dân chủ nhân dân rộng rãi hơn, đầy đủ hơn, kiện toàn hơn.
Dân chủ nhân dân đi liền với pháp trị. Nhà nước sẽ phải bảo đảm về pháp luật để người dân được hưởng quyền tự do và dân chủ. Đó là điểm mới trong báo cáo tại đại hội.
Thứ 3 là xây dựng cường quốc văn hóa, trong đó có nhấn mạnh sẽ tiếp tục gia tăng sức mạnh mềm của văn hóa, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, biến công nghiệp văn hóa trở thành một trụ cột của nền kinh tế quốc dân.
Thứ 4 là cải thiện đời sống nhân dân. Điểm mới đáng chú ý được nêu lên trong Đại hội lần này là phấn đấu đến năm 2020, GDP và thu nhập của cả dân thành thị và nông thôn sẽ tăng gấp đôi so với năm 2010. Đây là điểm mới được người dân rất hoan nghênh.
Thứ 5 là xây dựng “văn minh sinh thái”. Đây là điểm mới, chính thức đưa vào văn kiện đại hội. Trong 3 thập kỷ phát triển mạnh mẽ vừa qua, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành một thách thức lớn của Trung Quốc. Vì vậy, xây dựng văn minh sinh thái, tiết kiệm năng lượng là quốc sách của Trung Quốc, trong đó cần đẩy mạnh 3 phát triển: phát triển xanh, phát triển tuần hoàn và phát triển khí các bon thấp.
Thứ 6 là vấn đề về xây dựng Đảng. Báo cáo nhấn mạnh mô hình chính đảng mới với 3 loại hình: chính đảng học tập, chính đảng phục vụ, chính đảng sáng tạo. Bước vào thế kỷ 21 này, Trung Quốc gặp nhiều thách thức, Bộ Chính trị Trung Quốc không ngừng học tập tập thể để nâng cao trình độ thông qua việc nắm bắt những thông tin mới, xu thế mới, cùng với những kinh nghiệm thực tiễn rút ra trong và ngoài nước để sáng tạo lối đi riêng, phù hợp với thực tiễn đất nước, phục vụ nhân dân được tốt hơn.
Đại hội chuyển giao thế hệ lãnh đạo *
10 năm sau thì lứa tuổi 60 sẽ là chủ lực, 50 là hậu thuẫn, và 70 sẽ là hy vọng, thể hiện sự tiếp nối giữa các thế hệ lãnh đạo khác nhau.
Qua kết quả bầu Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy họ có những đặc điểm chung là tuổi đời trẻ hơn, trình độ cao hơn, đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn nhiều hơn vì phần lớn trong số họ đều trưởng thành từ cơ sở, nhiều người tham gia lãnh đạo từ cấp huyện trở lên những kinh nghiệm đó rất có ích cho lãnh đạo đất nước sau này.
Thời cơ và thách thức** PV: Theo GS-TS, cơ hội và thách thức nào đang đặt ra mà thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc phải giải quyết?GS-TS Đỗ Tiến Sâm:Theo tôi, Trung Quốc đang có nhiều thuận lợi: 10 năm qua, Trung Quốc đã lợi dụng rất tốt những cơ hội, như việc Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố trong cuộc khắc phục kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số nước có nền kinh tế phát triển ở châu Âu gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, Nhật Bản phải đương đầu với thảm họa thiên tai động đất, sóng thần,… Trung Quốc cũng đã tận dụng tốt thời cơ gia nhập WTO, tận dụng tốt cơ hội mà tình hình thế giới tạo ra nên đã bứt phá rất nhanh.
GS-TS Đỗ Tiến Sâm (ảnh: Thu Thủy) |
Bên cạnh những thuận lợi, Trung Quốc cũng gặp phải không ít khó khăn:
Trước hết, về kinh tế mô hình tăng trưởng “3 cao - 1 thấp” là phát triển dựa vào đầu tư cao, tiêu hao cao, ô nhiễm cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp đã phải trả giá về sự phá hoại tài nguyên, môi trường.
Thứ hai là sự chênh lệch giàu/nghèo giữa các vùng miền, giữa các giai tầng trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng. Mức độ chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn theo số liệu thông kê là 3,3/1, nếu cộng cả dịch vụ công mà người thành thị được hưởng thì sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn không phải là 3,3/1 mà phải là 5 hoặc 6/1. Sự chênh lệch thu nhập lớn như vậy, dẫn đến tình trạng biểu tình, phản đối của người dân đối với chính quyền. Nhưng cũng còn có những nguyên nhân khác dẫn đến biểu tình, đó là nạn tham nhũng, chênh lệch đầu tư phát triển, việc làm...
Thứ 3 là, nền kinh tế phát triển nhưng thể chế chính trị chưa tương thích, tạo ra sự mâu thuẫn. Xã hội Trung Quốc giờ đã thay đổi rất nhiều, có nhiều giai tầng xã hội mới như: công nhân làm trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đòi hỏi nền chính trị dân chủ hóa.
Bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với 4 nguy cơ mà Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nói như: cầm quyền, thách thức từ kinh tế thị trường, thách thức từ quá trình mở cửa, thách thức từ bên ngoài.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách làm thể nào để giải quyết mâu thuẫn ở trong nước và sức ép từ bên ngoài để tiếp tục công cuộc cải cách mở cửa của mình.
Chính sách đối ngoại không thay đổi
Về mặt văn hóa, Văn kiện có nêu lên vấn đề gia tăng sức mạnh mềm văn hóa. Như vậy, Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư cho hoạt động về truyền thanh, truyền hình để quảng bá hình ảnh của Trung Quốc ra nước ngoài, các học viện Khổng Tử,…cũng gia tăng. Có thể khi gia tăng hoạt động văn hoá mềm sẽ có những tác phẩm điện ảnh phục vụ cho lợi ích bảo vệ biển của họ. Thông qua hoạt động đó sẽ tuyên truyền chủ quyền của Trung Quốc trên biển, đặc biệt là các vùng biển đang tranh chấp chưa được giải quyết.
**PV: Xin cảm ơn GS!.