trieu_tien1_gitx.jpg
Những bức ảnh cho thấy, đơn vị tên lửa Patriot PAC-3 đã được chuyển vào khuôn viên của Bộ Quốc phòng ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AP.
Các quan chức Nhật Bản tin rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa mới được triển khai có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên. Ảnh: AP.
Nhật Bản tuyên bố sẽ bắn hạ tên lửa bay về phía lãnh thổ Mỹ ở Thái Bình Dương nếu tên lửa đó được đánh giá là một mối đe dọa hiện hữu tới Nhật Bản. Ảnh: AP.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói rằng trong trường hợp Mỹ bị tấn công, Nhật Bản có quyền thực thi hiệp ước phòng thủ tập thể và kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa để tấn công tên lửa đối phương. Ảnh: AP.
Trong khi đó, quân đội Hàn Quốc cũng đã được lệnh duy trì khả năng sẵn sàng ứng phó trước hành động khiêu khích tiềm tàng của Triều Tiên. Trong ảnh: Một chiến đấu cơ F-16 của không quân Mỹ hạ cánh tại căn cứ Osan ở Pyeongtaek, Hàn Quốc. Ảnh: AP.
Máy bay chiến đấu Thunderbolt A-10 chuẩn bị cất cánh tại căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek sáng 11/8. Ảnh: EPA.
Người đàn ông ngắm nhìn các mô hình tên lửa Scud-B của Triều Tiên (phải) và tên lửa Hàn Quốc tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên ở Seoul. Ảnh: AFP.
Lính Hàn Quốc đứng tại chòi canh gác gần khu vực phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Vừa qua, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã lệnh cho các tướng lĩnh nước này tiến hành cuộc cải tổ toàn diện nhằm “tái sinh” quân đội để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Các tin tức về Triều Tiên được phát sóng liên tục trên các chương trình truyền hình ở Hàn Quốc. Ảnh: EPA./.