Sony Setiawan cho biết anh đã đặt vé cho chuyến bay khởi hành từ Jakarta tới Pangkal Pinang vào sáng 29/10.
Tuy nhiên do bị tắc đường, anh Setiawan tới sân bay muộn và không kịp làm thủ tục. Vài giờ sau, anh phải bắt chuyến bay của một hãng khác.
Nhờ điều này mà anh Setiawan không trở thành nạn nhân trong thảm kịch rơi máy bay chở 189 người hôm 29/10.
Anh Sony Setiawan may mắn thoát chết nhờ tắc đường. (Ảnh: Sky News) |
Dữ liệu truy dấu ban đầu từ chuyên trang theo dõi máy bay Flightradar24 cho thấy máy bay đạt độ cao khoảng 1.524 m trước khi mất tích, sau đó lấy lại độ cao trước khi rơi xuống biển. Độ cao cuối cùng được ghi lại là 1.113 m và ở tốc độ 640 km/h.
Vị trí cuối cùng của máy bay được ghi lại là nơi cách bờ biển Indonesia 15 km về phía Bắc, theo Flightradar24.
Công tác cứu hộ vẫn đang tiếp tục được triển khai. Các thi thể đầu tiên đã được trục vớt và đưa về cảng Tanjung Priuk.
Một đại diện của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia (Basarnas) cho biết chiến dịch dự kiến sẽ kéo dài trong 7 ngày. Trong khi đó, ông Nigroho Budi Wiryanto, phó giám đốc Basarnas thừa nhận khó có khả năng còn ai sống sót sau thảm họa hàng không này./.Ảnh: Hiện trường cứu hộ máy bay Indonesia chở 189 người lao xuống biển
Boeing 737 rơi ở Indonesia: Máy bay tin cậy, phi công giàu kinh nghiệm