Haaretzdẫn lời bác sỹ Eyal Reinich cho biết dịch Ebola tại Tây Phi đang xấu đi nhanh chóng và có rất nhiều xác người chết nằm la liệt trên đường phố và nhiều làng mạc đã bị xóa sổ hòa toàn. 

“Tôi đã từng làm việc với nhiều nhóm viện trợ nhân đạo trong vòng 12 năm qua và đã có mặt tại các khu vực có dịch Ebola tới 4 lần, 3 lần trong số đó là tại Guinea, nhưng dịch bệnh hiện nay là tồi tệ nhất”, Bác sỹ Reinich thuộc Tổ chức Bác sỹ Không biên giới có trụ sở tại Thụy sỹ cho biết. 

ebola_llyj.jpgCác bác sỹ chữa trị cho một bệnh nhân nhiễm Ebola (Ảnh AP)

Ông Reinich không hề lạc quan về khả năng khống chế dịch Ebola có triệu chứng là tiêu chảy, xuất huyết và nôn mửa. 

“Đây là dịch Ebola lớn nhất mà chúng tôi từng đối phó”, ông Reinich cho biết: “Chúng tôi chưa thể biết rõ quy mô dịch bệnh đến đâu nhưng con số thực tế có lẽ cao hơn rất nhiều so với con số được công bố. Dịch bệnh đã bùng phát từ mọi hướng”. 

“Rất nhiều ngôi làng đã bị xóa sổ hoàn toàn”, ông Heinrich nói: “Bạn đến một số ngôi làng và ở đó chỉ toàn xác chết. Tôi không rõ liệu có phải tất cả người dân tại đó thiệt mạng hay họ đã trốn đi nơi khác. Đây là loại virus có tỷ lệ tử vong lên đến 90% và chúng tôi không biết những người bỏ đi đang sống ra sao”. 

Sự hoảng loạn tại những nước có dịch đã khiến cho việc dập dịch trở nên khó khăn hơn. 

Ngay tại các thành phố, nhiều người cũng lo ngại không dám ra ngoài. Tất cả các sự kiện xã hội và các lễ hội cũng đã bị hoãn lại, các khu vui chơi giải trí và nhiều câu lạc bộ thể thao đều bị đóng cửa, các chợ bị cô lập và nhiều hãng hàng không đã phải hủy chuyến bay của mình. 

Những hành khách phải đến các nước này để công tác được kiểm tra kỹ lưỡng tại sân bay và khi nhập cảnh thì họ luôn sống trong các phòng khách sạn mà họ thuê. 

Tại thủ đô Monrovia, nhiều thi thể nằm la liệt trên đường. “Những mối lo sợ trên đường phố quả là khủng khiếp. Nếu một người động kinh bị ngã trên đường phố, mọi người sẽ cảm thấy kinh hoàng và không ai muốn giúp anh ta cả” ông Heinrich nói. 

Tại các làng mạc, nhiều người dân địa phương đã không tin tưởng các tổ chức viện trợ của phương Tây. 

“Tôi đến một bộ tộc và những người dân tại đó ném lao vào chúng tôi hoặc vung dao dọa chúng tôi không cho chúng tôi đến gần”, ông Heinrich kể lại. 

“Nhiều người trong số họ không muốn tiếp xúc với người da trắng. Nhiều người nghĩ rằng chúng tôi là nguyên nhân lây lan dịch bệnh hoặc họ cho rằng chúng tôi sẽ mang thi thể những người bị bệnh đến châu Âu để nghiên cứu”, ông Heinrich nói. 

Bất chấp sự lo sợ bị nhiễm bệnh, nhiều người có triệu chứng của bệnh vẫn không đến khám bệnh. Các bác sỹ đã phải cố gắng xác định những người có khả năng nhiệm bệnh và chữa trị cho 10% bệnh nhân đã sống sót dù bị nhiễm bệnh và ngăn không để virus lây lan sang mình./.