Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã chính thức công bố Chính sách Không gian Bao quát ngày 17/1, tuyên bố không gian ngày càng quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của tất cả các nước thành viên. NATO cũng bày tỏ lo ngại các nước khác có thể sử dụng không gian để phô diễn sức mạnh và theo dõi hoạt động của NATO, hoặc can thiệp vào tài sản không gian của các thành viên trong trường hợp xảy ra xung đột để “làm phức tạp” thêm phản ứng của NATO hoặc làm suy yếu khả năng của NATO.

Mối lo ngại khác của NATO là các năng lực không gian có thể bị ảnh hưởng theo cách gây tổn hại hoặc ngắt quang đối với đời sống và kinh tế nhưng vẫn dưới ngưỡng mối đe dọa vũ lực, sử dụng vũ lực, hây hấn hoặc tấn công quân sự. Những mối đe dọa này bao gồm áp chế điện tử, tấn công mạng tới các hoạt động nguy cơ cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài, và không thể khắc phục đối với môi trường không gian.

NATO xác định không gian là “môi trường toàn cầu”, vì thế cho dù liên minh này không trực tiếp liên quan tới một cuộc xung đột, các tài sản không quan của khối này vẫn có thể bị đe dọa.

Chính sách được công bố ngày 17/1 đề cập tới thông cáo báo chí từ Hội nghị thượng đỉnh Brussels năm 2021, trong đó nói rằng các mối đe dọa không gian “có thể dẫn tới việc phải viện dẫn Chương 5” về phòng thủ tập thể của NATO. Tuy nhiên, một quyết định như vậy sẽ được đưa ra tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Hơn nữa, NATO “không có mục đích trở thành một tác nhân không gian độc lập, mà để tự các thành viên – như Mỹ và Pháp – tự quản lý các chương trình không gian quân sự của mình, nhưng với cam kết tình nguyện cung cấp dữ liệu, sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho các chiến dịch, sứ mệnh và hoạt động khác của liên minh.

Năm 2019, NATO đã tuyên bố không gian là “môi trường tác chiến”. Cũng trong năm đó, Mỹ thiết lập binh chủng không gian như một nhánh quân sự riêng biệt. Kể từ đó, NATO đã thiết lập một trung tâm không gian đóng vai trò sở chỉ huy không gian ở Ramstein, Đức, và đặt trung tâm quân sự không gian ở Toulouse, Pháp./.