Tuy nhiên, việc sẵn sàng hợp tác với ông Putin của ông Obama có thể được coi là biểu hiện của "chủ nghĩa hiện thực chính trị hay nỗi tuyệt vọng". Trên thực tế, Washington không tránh khỏi sự hợp tác với Moscow như là định mệnh tất yếu.

putin_obama_tjbe.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sẵn sàng "chìa tay" với Nga. Ảnh Sputnik News

"Chúng tôi vẫn còn hoài nghi về những mối quan tâm của Nga ở Syria, nhưng cũng cho rằng người Nga sẽ đóng vai trò không thể thiếu cho một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này. Quan điểm đó phản ánh mức độ liên hệ tiếp xúc mà chúng tôi duy trì với Nga", tờ Washington Post dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.

Theo đại diện Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ, Trung tá Christy Beckman, Mỹ và Nga đã đạt nhất trí về một bản ghi nhớ chung, trong đó bắt buộc các bên "phải thực hiện việc điều hành bay một cách chuyên nghiệp, sử dụng các tần số thông tin liên lạc riêng rẽ và tạo lập tuyến liên lạc trên mặt đất".

Bà Beckman cũng lưu ý rằng các phi công Mỹ và Nga hoạt động trên bầu trời Syria luôn duy trì "khoảng cách an toàn" với nhau.

Về phần mình, ông Putin cũng đã thực hiện “một động thái” đáp ứng mong đợi của phía Mỹ khi tuyên bố rằng, sẽ có lúc Tổng thống Syria Assad phải ra đi.

Trong cuộc phỏng vấn của  tờ báo Đức Bild,  nhà lãnh đạo Nga "bóng gió" rằng có thể cấp nơi tỵ nạn cho ông Assad. Đồng thời lưu ý rằng, Tổng thống Syria "đã phạm không ít sai lầm trong quá trình cuộc xung đột ở Syria".

Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng duy trì liên lạc và thường xuyên thảo luận về tình hình Syria qua điện thoại cũng như trong các cuộc gặp riêng.

Giám đốc CIA John Brennan khẳng định từng tham gia vào cuộc đối thoại với đối tác Nga theo đề tài cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và những mối đe dọa cho cả hai nước từ phía IS. 

"Chúng tôi trao đổi thông tin với nhau. Và tôi khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng nghiệp Nga. Điều quan trọng là mỗi bên sẽ đóng góp vào việc phân tích thông tin và những dữ liệu mà chúng ta có thể sử dụng chung", ông Brennan nói.

Những nhân tố quan trọng có thể giúp thúc đẩy hợp tác Nga-Mỹ là Quốc vương Jordan Abdullah II, người mà theo ý kiến của các quan chức Mỹ, đang cố gắng tìm cách "thu xếp quan hệ đặc biệt" với ông Putin và điều phố hoạt động quân sự trong cuộc chiến chống IS.

Ở Jordan hiện nay đã vận hành một Trung tâm điều phối quân sự chung Nga-Jordan. Ngoài ra, các đại diện của Jordan đang xúc tiến thảo luận với phía Hoa Kỳ về vấn đề thành lập trên lãnh thổ Syria "cơ sở điều hành tiên phong", có thể đoàn kết các lực lượng Sunni để đấu tranh với IS.

Nếu trước đây Mỹ từng có cái nhìn ngờ vực với sáng kiến ​​này, thì giờ họ đang dần dần ủng hộ.