Cuộc họp thượng đỉnh của 50 lãnh đạo từ hai châu lục là nỗ lực mới nhất nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đề xuất cung cấp 3, 6 tỷ euro tiền viện trợ để thuyết phục các lãnh đạo châu Phi rút bớt những người di cư vì lý do kinh tế về nước. Tuy nhiên phía châu Phi hiện vẫn đang lưỡng lự trước đề xuất này. 

malte_0_cttt.jpg
Thủ tướng Malta Joseph Muscat lần lượt tiếp đón các lãnh đạo tới dự thượng đỉnh Âu-Phi. (ảnh: REUTERS).

Tham dự hội nghị, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nói rằng, những nước châu Âu giàu có hơn cần phải có trách nhiệm dành nhiều nguồn lực hơn các nước nghèo hơn trong việc giải quyết vấn đề người di cư: “Đây là vấn đề đáng quan tâm cho tất cả các bên. Nhưng nó cũng là một vấn đề thuộc về trách nhiệm. Những nước có khả năng và nguồn lực thì cần phải đảm nhận và ghánh vác trách nhiệm lớn hơn trong việc giải quyết những thách thức về người di cư hiện nay”.

Tại hội nghị lần này, các cuộc lãnh đạo châu Âu sẽ tổ chức các cuộc thảo luận về cách thực hiện các biện pháp đã thông qua như đẩy nhanh tiến độ lưu thông dòng người di cư tại khu vực biên giới vùng Balkan.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói: “Cách duy nhất chúng ta có thể quản lý di cư là làm việc cùng nhau. Mục đích của chúng ta hiện nay là phải thống nhất một cách tiếp cận chung và các bước cụ thể để vấn đề người di cư không trở thành một gánh nặng cho tất cả chúng ta”.

Theo số liệu do Cơ quan Kiểm soát biên giới Liên minh châu Âu (Frontex) công bố hôm 10/11, có khoảng 1, 2 triệu người di cư bất hợp pháp đã tới Liên minh châu Âu trong vòng 10 tháng đầu tiên của năm nay, tăng gấp 4 lần của cùng kỳ năm 2014. Đây là số và được xem là một con số kỷ lục trong lịch sử Liên minh châu Âu. /.