Ông Muallem cho biết, một số quốc gia thân thiện đã bày tỏ mong muốn tham gia vào quá trình tái thiết ở Syria bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Brazil và Nam Phi. Tuyên bố của ông Muallem đưa ra khi lực lượng quân đội Syria đã giải phóng được khoảng 95% lãnh thổ. Tuy nhiên, vấn đề tái thiết Syria còn phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của các nước tham gia.
Chính quyền Syria ước tính cần 195 tỷ USD để xây dựng lại đất nước, trong khi Ngân hàng Thế giới ước tính rằng nó có thể lên tới 250 tỷ USD - gấp bốn lần GDP của Syria trong năm 2010. Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc tổng chi phí xây dựng lại Syria sẽ là khoảng 388 tỷ USD.
Cảnh hoang tàn ở Syria (Ảnh: Syriatv) |
Trong cuộc gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Damascus hồi đầu tháng 9, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã thảo luận về vai trò của Iran trong quá trình tái thiết sau chiến tranh ở Syria. Mặc dù không có thông tin chi tiết về các thỏa thuận giữa hai bên, nhưng một quan chức Bộ Đường bộ Iran cho biết, các công ty của nước này sẽ tham gia xây dựng lại cơ sở hạ tầng giao thông ở Syria cũng như xây dựng 30.000 ngôi nhà.
Iran và Syriađã ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng bao gồm việc Iran tham gia xây dựng lại các lực lượng vũ trang và công nghiệp quân sự của Syria. Ngoài ra, Iran và Trung Quốc sẽ hợp tác trong việc tái thiết Syria. Hai bên đã bắt đầu đầu tư vào việc thành lập các nhà máy sản xuất sắt, xi măng, vật liệu xây dựng và sản xuất năng lượng, xây dựng đường sắt giữa Iran và Syria thông qua Iraq theo Sáng kiến một vành đai một con đường./.
Hội đồng Bảo an LHQ họp về Syria: Nga, Iran và Mỹ tranh cãi nảy lửa
Nga tố cáo Mỹ tấn công bằng bom phốt pho ở Syria