Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Chính phủ Hungary Zoltan Kovacs nhấn mạnh, không có thỏa thuận nào đạt được giữa Đức và Hungary. Không thể xảy ra tình huống một người nhập cư vào Hungary mà không vào quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên người này đã đặt chân. Năm 2015, Đức đã cố gắng biến Hungary trở thành quốc gia đầu tiên mà người tị nạn đặt chân đến song Hungary sau đó đã bác bỏ ý tưởng này.
Trước đó, có một tài liệu của Chính phủ Đức nói rằng, Hungary là một trong 14 quốc gia đã “bật đèn xanh” về việc sẽ hồi hương người tị nạn.
Người phát ngôn Chính phủ Hungary Zoltan Kovacs. (Ảnh minh họa: Hungarian Spectrum) |
Ngày 29/6 vừa qua, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thiết lập các trung tâm kiểm soát người tị nạn chung và hạn chế sự di chuyển của người di cư bên trong khối. Trong tuyên bố chung được đưa ra sau gần 10 giờ hội đàm căng thẳng tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra ở Bỉ, lãnh đạo khối khẳng định, mọi biện pháp liên quan đến các trung tâm kiểm soát này, bao gồm việc di dời và tái định cư đều được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
Hội đồng châu Âu tái khẳng định điều kiện tiên quyết cho việc thực thi chính sách Liên minh châu Âu phụ thuộc vào cách tiếp cận toàn diện vấn đề người di cư, bao gồm việc kiểm soát hiệu quả biên giới ngoài Liên minh châu Âu. Vấn đề này không chỉ là thách thức của mỗi thành viên, mà là của toàn khối./.
Thoả thuận của EU về người tị nạn có ý nghĩa chính trị hơn thực chất
Châu Âu họp khẩn cấp về cuộc khủng hoảng người tị nạn
Ba Lan, Hungary tiếp tục từ chối tiếp nhận người tị nạn