Hàng chục ngàn người Singapore bất chấp những trận mưa như trút đã xếp hàng 15km xuyên qua thành phố này để chứng kiến lễ rước linh cữu vị cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.

tang_ly_quang_dieu_1_hrfa.jpgNgười dân Singapore xếp hàng từ sáng sớm để tiễn biệt ông Lý, bất chấp mưa to
(ảnh: StraitsTimes)
Linh cữu cố Thủ tướng Lý Quang Diệu quàn tại tòa nhà Nghị viện (ảnh: ChannelNewsAsia)
Cựu Ngoại trượng Mỹ Kissinger, bạn thân của ông Lý Quang Diệu, viết vào sổ tang (ảnh: StraitTimes)

Cỗ quan tài ông Lý được bảo vệ bằng một hộp kính lớn đặt bên trên một chiếc linh xa gắn pháo, được chậm rãi kéo đi trong nghi lễ trọng thể, từ nghị viện sang một trung tâm văn hóa nơi tổ chức truy điệu. Bước chậm phía sau cỗ linh xa (khi ra khỏi khu nghị viện) là con trai ông Lý, đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long, cùng các thành viên trong gia đình ông và các quan chức chính phủ.

 

Linh cữu ông Lý Quang Diệu được đưa lên linh xa có gắn pháo (ảnh: ChannelNewsAsia)

Từ từ rời khỏi trụ sở Nghị viện

Linh cữu cố Thủ tướng Lý Quang Diệu phủ quốc kỳ Singapore (ảnh: Channel News)

Khi linh xa diễu qua, các đám đông hai bên đường hô vang “Lý Quang Diệu” và vẫy quốc kỳ Singapore. Bốn khẩu đại bác gầm vang 21 phát tiễn biệt, trong khi máy bay quân sự lượn trên cao và tàu tuần tra hải quân hú còi ngoài vịnh.

Cỗ linh xa của ông Lý (ảnh: EPA)
Người dân Singapore tiếc thương ông Lý Quang Diệu (ảnh StraitTimes)
(ảnh: AP)

Đoàn xe chở linh cữu cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tiến vào trung tâm thương mại Singapore và khu Tanjong Pagar.

Dưới trời mưa vẫn có thể thấy 4 khẩu đại bác dùng để bắn 21 phát vĩnh biệt cố Thủ tướng Lý Quang Diệu (ảnh: BBC)
(ảnh: Media Corp)
Lễ truy điệu diễn ra vào hồi 13h (giờ Việt Nam) ở trung tâm văn hóa nằm ở nửa phía tây của Singapore.

Trước khi hát quốc ca, quốc đảo này dành một phút mặc niệm vị cố Thủ tướng của họ. Còi hệ thống phòng thủ dân sự vang lên trên toàn hòn đảo trong phút mặc niệm.

Lính hải quân cũng đứng "chịu tang" trên tàu chiến Singapore (ảnh: MediaCorp)

Lễ hỏa táng sau đó sẽ diễn ra tại Đài hóa thân hoàn vũ Mandai.

“Trời cũng khóc Lý Quang Diệu”

Tại buổi lễ, đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long xúc động nói, hôm nay trời cũng khóc Lý Quang Diệu.

Trong phát biểu của mình, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh: Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã nêu rõ các lợi ích quốc tế của Singapore và mở rộng “không gian chiến lược” của đảo quốc này.

Thủ tướng Lý Hiển Long: Trời cũng khóc Lý Quang Diệu (ảnh: Media Corp)

Thủ tướng Lý nói: “Singapore nhỏ, nhưng tiếng của nó lại được nghe rõ trên trường quốc tế”.

Theo ông Lý Hiển Long, ông Lý Quang Diệu không sợ thay đổi cách tiếp cận của mình một khi chính sách nào đó là không còn phù hợp nữa - không bao giờ ngại thay đổi khi thế giới đã thay đổi.

Các lãnh đạo thế giới dự lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu. Trong ảnh (từ trái qua) là Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Australia và cựu Tổng thống Mỹ Clinton
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cũng tham dự sự kiện này (ảnh: Văn phòng Thủ tướng Singapore)

Trong khi đó, Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam phát biểu khẳng định, di sản của Lý Quang Diệu để lại cho Singapore là “Chúng ta có thể tạo cơ hội cho con cháu của chúng ta”. Tổng thống hối thúc người dân Singapore tưởng nhớ ông Lý bằng việc tiếp tục lao động bên nhau vì mục tiêu hạnh phúc, thịnh vượng và tiến bộ cho Singapore.

Tổng thống Keng Yam nói về phẩm cách và công lao của ông Lý Quang Diệu: “Ngài Lý đã tạo ra một xã hội gắn kết cùng chia sẻ các giá trị và trải nghiệm không phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Khi Singapore giành được độc lập, chúng ta là một xã hội chia rẽ. Nhưng tuần vừa qua, người Singapore thuộc mọi giai tầng cùng tụ họp lại để khóc thương sự ra đi của ngài. Rất nhiều người Singapore xếp hàng kiên nhẫn trong nhiều tiếng đồng hồ để được viếng cố Thủ tướng. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã cung cấp chỗ trú và đồ ăn nhẹ cho những người đang xếp hàng, nhiệt tình giúp đỡ những người đồng hương. Đó là điều mà ông đã làm việc cả đời để đạt được – xây dựng một dân tộc đoàn kết, tôn trọng và quan tâm đến nhau”.

Ông Lý Quang Diệu thời còn làm Thủ tướng, phát biểu trước Quốc hội Singapore (ảnh: StraitsTimes)

Trong 3 thập kỷ làm Thủ tướng, ông Lý Quang Diệu đã thực hiện vô số bài phát biểu trước Quốc hội Singapore. Một trong các diễn văn đó được cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong mô tả là “đáng sợ” khi dài tới 3 tiếng rưỡi đồng hồ vào tháng 2/1977. Bài phát biểu năm đó đã gây ấn tượng mạnh với ông Goh, người sau này kế nhiệm ông Lý vào năm 1990.

Cựu bộ trưởng nội các Ong Pang Boon thì ca ngợi: “Ông ấy dành từng phút giây nghĩ về cách làm cho tình hình Singapore tốt hơn và cải thiện cuộc sống của từng người dân Singapore. Một khi ông xác định rõ một chính sách nào đó là vì lợi ích của Singapore, ông sẽ thực hiện chính sách đó dù cho điều đó đồng nghĩa với việc ông mất lòng nhiều người… Mọi thứ ông làm đều là để cho Singapore ngày một tốt hơn. Trong suốt đời mình, ông luôn chiến đấu hết mình vì lợi ích của quốc gia nhỏ bé và dễ bị tổn thương này”.

Công đoàn viên G. Muthukumarasamy chia sẻ tại lễ truy điệu: “Ông luôn thúc giục các công nhân thu nhập thấp hãy vươn lên, rằng có nhiều khóa học dành cho họ để họ tiến bộ. Ông yêu cầu họ hãy nâng cao trình độ tay nghề”.

(ảnh: Media Corp)

Tại nơi truy điệu ở Trung tâm Văn hóa Đại học (Singapore), có 2.200 khách tham dự, trong đó có các quan chức của hơn 20 nước, bao gồm Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Tony Abbott, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Người dân Singapore đang ở Manila (Philippines) cũng hướng về lễ tang cố Thủ tướng Lý Quang Diệu (ảnh: StraitsTimes)
Đội máy bay phản lực của Không quân Singapore nhào lộn trên không (ảnh: StraitsTimes)

Đoàn linh xa của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu tiến về Đài hóa thân Mandai:

(ảnh StraitsTimes)
(ảnh StraitsTimes)
(ảnh StraitsTimes)
Đoàn linh xa của ông Lý Quang Diệu đã tới Đài hóa thân Mandai (ảnh: StraitsTimes)