no_le_1_scxj.jpg
Công nhân người Thái Lan và Myanmar bị nhốt như nô lệ sau những "chấn song sắt"công ty sản xuất thủy sản của Thái Lan đặt tại
Benjina,
 Indonesia. (ảnh: AP)

Kyaw Naing, một công nhân người Myanmar ngồi sau song sắt công ty chế biến thủy sản Benjina, Indonesia. Ảnh chụp ngày 27/11/2014. (ảnh: AP)
Anh Maung Soe, người Myanmar chỉ được cầm bản photo giấy phép lái tàu đánh bắt cá của bản thân, còn giấy tờ gốc bị công ty thu giữ. 
(ảnh: AP)

Công việc hàng ngày của công nhân công ty chế biến thủy sản Benjina, Indonesia là chuyển cá từ các tàu đánh bắt đến xưởng. 
(ảnh: AP)
Những người công nhân sống trong cảnh giam cầm, cho tới thời điểm 4/4/2015, họ được chính quyền địa phương giải cứu. Ảnh là những người công nhân vừa được giải cứu đang chờ đến lượt mình trình báo. 
(ảnh: AP)
Những ngư dân quốc tịch Myanmar, từng làm việc cho công ty thủy sản tai tiếng của Thái Lan, đang chờ đến ngày được về quê. 
(ảnh: AP)

Ngày trở về quê của anh Myint Naing, người Myanmar hôm 16/5/2015.  
(ảnh: AP)
 
Myint Naing gặp lại mẹ Khin Than sau 22 năm xa quê đi làm lao động xứ người. 
 
(ảnh: AP)
 
Anh được chị gái tắm cho sau khi về quê ở tỉnh Mon, Myanmar. 
(ảnh: AP)
 
Anh hạnh phúc bên cháu gái và cháu trai của mình. 
(ảnh: AP)
 
Theo lời kể của một người lái tàu cá cho công ty, họ phải đi đánh bắt xa gần khu vực Papua New Guinea. (Ảnh vệ tinh)
Lực lượng bảo vệ bờ biển Indonesia kiểm tra tàu cá Silver Sea 2 của chủ Thái Lan neo đậu ở tỉnh Aceh, Indonesia. 
(ảnh: AP)

Lực lượng chức năng Indonesia yêu cầu các ngư dân trên tàu cá nước ngoài trình báo. 
(ảnh: AP)

Lần theo những dấu hiệu bóc lột lao động, lực lượng an ninh Indonesia đã "phá được"vụ việc ở công ty chế biến thủy sản  Benjina, Indonesia. 
(ảnh: AP)
Giới chức Thái Lan cũng vào cuộc điều tra vụ bóc lột lao động của doanh nghiệp Thái tại Indonesia. Họ hoàn toàn bất ngờ khi phát hiện ra khu mộ của lao động nước ngoài ở 
Benjina, Indonesia
(ảnh: AP)