bt1_updk.jpg
Những người tham gia tuần hành tập trung tại Park Lane trước khi diễu qua qua quảng trường gần Tòa nhà Quốc hội. (ảnh: Getty).
Những người đứng ra tổ chức cuộc tuần hành cho biết, đến giữa ngày hôm qua có khoảng 50.000 người tham gia biểu tình. (ảnh: PA).
Những người biểu tình mang theo bảng hiệu kêu gọi Anh ở lại EU. 
(ảnh: WENY.com).
Những người biểu tình cho biết họ muốn giới lãnh đạo phải có những hành động dứt khoát trong bối cảnh đất nước mất ổn định như hiện nay. (ảnh: PA).
Một người dân Anh tham gia biểu tình cho biết, ông ở đây vì cảm thấy đất nước đã bỏ phiếu cho một thứ chắc chắn sẽ biến thành thảm họa. (ảnh: Reuters).
Thành phần đi biểu tình cũng rất đa dạng với đủ mọi lứa tuổi. (ảnh: Reuters).
Hàng loạt băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ bày tỏ sự tức giận cũng như nỗi thất vọng trước quyết định Brexit. (ảnh: AFP).
Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý vừa qua ở Anh chỉ có 48% số phiểu ủng hộ Anh ở lại EU. (ảnh: AP).
Trong khi đó, 52% người Anh bỏ phiếu rời EU, hay còn gọi là Brexit. (ảnh: Getty).
Những người biểu tình cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã không được thực hiện "trên một sân chơi bình đẳng". (ảnh: PA).
Sau cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, đồng bảng Anh đã mất giá, đất nước này cũng trở nên rối ren. (ảnh: Getty).
Những người Anh ủng hộ ở lại EU cảm thấy tức giận và sốt ruột. (ảnh: getty).

Bởi thế, hàng chục nghìn người đã tập hợp, tuần hành xuống đường để bày tỏ chính kiến của mình. (ảnh: getty).
Họ muốn ở lại EU và ngăn cản chính phủ kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon. (ảnh: PA). 
Một người biểu tình cho hay cuộc trưng cầu dân ý trước đây "mang đầy thông tin sai lệch và người dân cần làm gì đó với sự thất vọng của họ". (ảnh: PA). 
"Chúng tôi muốn chính phủ phải hành động", người phát ngôn chiến dịch "Tuần hành vì EU", bà Helen Parker nói. (ảnh: WENY.com).
Những người dân Anh giờ đây đang cảm thấy lo lắng và bất ổn về tương lai. (ảnh: WENY.com).
Một người dân Anh giơ cao băng rôn khẳng định: Tôi là người châu Âu. (ảnh: PA).