1. Hơn 1 triệu người Anh đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu tổ chức một cuộctrưng cầu dân ý thứ 2, sau khi nước Anh đã đạt số phiếu 51,9% đồng thuận đối với Brexit- rời bỏ EU.
Những người ký tên kêu gọi bầu cử lại, với lý do rằng, trong cuộc bỏ phiếu vừa qua, có dưới 75% số cử tri đi bỏ phiếu, và trong số đó chỉ đạt dưới 60% phiếu đồng thuận.
Thỉnh nguyện thư được William Oliver Healey đưa ra, có đoạn: "Chúng tôi ký tên dưới đây, kêu gọi Chính phủ thực hiện quy định rằng nếu số phiếu “Rời EU” hay “Ở lại EU” đạt ít hơn 60% trong tổng số 75% cử tri đi bầu cử thì nên có một cuộc trưng cầu dân ý khác”.
Thế nhưng, nước Đức đã khẳng định không còn cơ hội cho việc Anh đảo ngược quyết định rời EU. EU hối thúc Anh sớm đàm phán rút khỏi liên minh.
Anh đang đứng trước cuộc khủng hoảng kép: khoảng trống quyền lực và bất ổn kinh tế sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit gây chấn động thế giới.
Ngân hàng trung ương Anh (BOE) sẵn sàng chi ra hơn 250 tỷ bảng để hỗ trợ thị trường hoạt động "trơn tru" thời kỳ hậu Brexit. Liên hiệp Anh cũng đứng trước nguy cơ tan rã khi Scotland quyết tâm ở lại EU.
Sau vụ Brexit, EU sẽ mất thêm nhiều nước nếu không cải cách. Như Hà Lan có thể trưng cầu ý dân rời EU.
Học Brexit, Đảng PVV chống người nhập cư ở Hà Lan cũng đòi Nexit
Tây Ban Nha sẽ là mối lo mới của EU sau Brexit?
Trong khi đó, EU và NATO sẽxây dựng chiến lược quốc phòng mớiứng phó với Brexit.
Soros: Tương lai châu Âu ảm đạm sau khi Anh rời EU (Brexit)
Không chỉ EU, Mỹ cũng đang “run sợ” vì Brexit
2. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) dự kiến ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7.
Tờ Straits Times ngày 30/6 đưa tin cho biết, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 12/7 sắp tới.
Trong một tuyên bố trên trang web chính thức đêm 29/6, PCA nêu rõ, tòa đã thông báo cho tất cả các bên qua email về việc ra phán quyết vào khoảng 11h (giờ địa phương - tức 16h theo giờ Hà Nội) vào ngày 12/7.
Sau đó, PCA sẽ cho đăng tải một thông cáo cáo chí, nêu tóm tắt các quyết định trên trang web chính thức của PCA.
Trung Quốc tuyên bố bác phán quyết sắp tới của PCA về Biển Đông
Mâu thuẫn trong nội bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
3. Trung Quốc và Ngangày 24/6 đã cam kết tăng cường hợp tác thực chất trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Thỏa thuận đạt được sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị SCO diễn ra trong hai ngày tại thủ đô Tashkent của Uzebekistan.
Về phần mình, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh vai trò của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trong bảo vệ hòa bình khu vực cũng như hội nhập tài chính. Tại Hội nghị lần này, Nga đồng ý để Liên kết kinh tế Á-Âu hơp tác với sáng kiến “Con đường vành đai" của Trung Quốc với hi vọng rằng sự hợp tác này sẽ mở rộng vai trò, ảnh hưởng nhiều hơn của SCO trong việc xử lý các vấn đề quốc tế.
Tổng thống Nga thăm Trung Quốc, tăng cường quan hệ chiến lược
>> Xem thêm:Tổng thống Nga Putin ký 30 văn kiện hợp tác với Trung Quốc
4. Hãng tin RT của Nga đưa tin Tổng thống Putin đã nhận được một bức thư từ người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, trong đó có lờixin lỗi vì cái chết của viên phi công Ngatrong vụ máy bay Su-24 của Nga bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi tại khu vực biên giới của Syria.
RT dẫn nguồn tin từ Điện Kremlin ngày 17/6 cho biết, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng bày tỏ sẵn sàng khôi phục quan hệ với Nga.
Theo Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, trong bức thư Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi Nga là một người bạn và là một đối tác chiến lược, do đó giới chức Thổ Nhĩ Kỳ không mong muốn hủy hoại mối quan hệ này.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng không bao giờ mong muốn hay có chủ tâm bắn hạ một máy bay của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bồi thường cho Nga vụ bắn rơi Su-24
Phía sau lời xin lỗi của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn rơi Su-24
Các lợi ích kinh tế, chính trị đan xen đã buộc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục leo thang căng thẳng mà phải bắt tay nhau.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 29/6 đã nhất trí nối lại hợp tác song phương sau giai đoạn căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Quyết định được được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa nhà lãnh đạo hai nước diễn ra cùng ngày. Ngay sau đó, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố sẽ bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu tại cuộc họp với các quan chức cấp cao của Chính phủ Nga, sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Putin đã thông báo với Chính phủ Nga rằng, sau bức thư của Tổng thống Erdogan xin lỗi về việc không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, ông đã quyết định bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga sẽ đưa ra các biện pháp nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
Nga chính thức dỡ bỏ lệnh cấm du lịch với Thổ Nhĩ Kỳ
Hợp tác Nga-Thổ trong cuộc chiến chống khủng bố vô cùng quan trọng
5. Nguồn tin quân sự cấp cao Iraq hôm 26/6 cho biết, sau hơn một tháng triển khai chiến dịch, lực lượng an ninh nước này đãgiải phóng hoàn toàn thành phố Fallujatừ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng.
Phát biểu với báo giới, Trung tướng Abdul Wahab Al Saadi, chỉ huy chiến dịch tuyên bố, quân đội Iraq đã tái chiếm quận Julan, khu vực cuối cùng ở phía Tây Falluja do IS kiểm soát.
Ông Al Saadi nhấn mạnh, chiến dịch được sự hỗ trợ đắc lực của Liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu, lực lượng dân quân người Hồi giáo Shiite đã làm nên chiến thắng vang dội giúp quân đội Iraq giành lại được thành phố lớn thứ hai này từ tay lực lượng Hồi giáo cực đoan IS.
Truyền hình địa phương Iraq phát đi những hình ảnh về không không khí ăn mừng chiến thắng của các binh sĩ Iraq ở Falluja. Theo ông Al Saadi, ngay sau đây quân đội Iraq sẽ tiến hành việc phá bom mìn trên các đường phố và trong các tòa nhà, đồng thời duy trì an ninh để chuẩn bị đón người dân trở về.
Iraq: Ít nhất 1.800 tay súng IS đã bị tiêu diệt tại Fallujah
6. Trước các thất bại liên tiếp của mình, tổ chức khủng bố Hồi giáo IS đã điên cuồng phản ứng lại. Chúng tuyên bố chịu trách nhiệm vụ về đánh bom tại Jordan. IS cũng đồng thời tổ chức đánh bom liên tiếp tại Yemen, khiến 38 người thiệt mạng.
Trong bối cảnh đó, ngày 28/6, đã xảy ra hai vụ nổ tại nhà ga quốc tế của sân bay Ataturk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có một vụ đánh bom liều chết, khiến hàng chục người thiệt mạng và nhiều gười khác bị thương.
Nguồn tin khu vực cũng cho biết, nhiều nhân chứng tại hiện trường đã nghe thấy tiếng súng nổ phát ra ở sân bay Ataturk.
Thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu hàng loạt vụ đánh bom liều chết nhằm vào các địa điểm du lịch và lực lượng cảnh sát, tập trung ở các thành phố lớn như Istanbul. Các vụ tấn công sau đó được chính quyền Ankara quy kết cho nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các thành viên của đảng PKK thực hiện.
Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ IS thực hiện vụ tấn công tại sân bay
Cảnh hỗn loạn ở sây bay Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đánh bom đẫm máu
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ trở thành mục tiêu ưa thích của khủng bố?
7. Yonhap ngày 27/6 dẫn lời một quan chức Quốc phòng Mỹ xác nhận, tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan của Triều Tiênđã bay tới không gian và sau đó quay lại bầu khí quyển của Trái đất trong cuộc thử nghiệm loại tên lửa này lần thứ 6 hồi tuần trước.
Nguồn tin này cũng cho rằng, vụ phóng thử được coi là đã thành công nếu Bình Nhưỡng đặt mục tiêu như vậy.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis nói: “Chúng tôi nắm được thông tin vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Chúng tôi thấy nó đã đi vào khoảng không và quay trở lại bầu khí quyển ở khu vực cách vùng biển Nhật Bản khoảng 250 dặm. Nếu đó là ý định ban đầu của họ thì họ đã thành công. Tuy nhiên, bạn sẽ phải hỏi họ đâu là ý đồ họ muốn hướng tới”.
Trước đó, chỉ một ngày sau 2 vụ thử tên lửa liên tiếp hôm 22/6, Triều Tiên đã tuyên bố đạt được thành công khi tên lửa của họ bay vào không gian trước khi quay trở lại khí quyển và đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 400km.
Triều Tiên phản ứng về việc HĐBA LHQ lên án vụ phóng tên lửa
Nga, Trung Quốc phản đối chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên