Phe biểu tình chống chính phủ Thái Lan đã “diễu binh” qua khu thương mại chính của Bangkok vào hôm 15/1, ngày thứ 3 họ tiến hành cái mà họ gọi là cuộc “đóng cửa” Bangkok.

Một người biểu tình đã bị thương vì đạn súng, còn khu nhà của vị cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã bị hư hại do 1 vụ nổ nhỏ (rất may cho ông này, ông không có mặt tại nhà lúc xảy ra vụ nổ).

bieu%20tinh%20thai%20lan%20hon%20loan.jpeg
Cảnh biểu tình hỗn loạn ở Thái Lan (ảnh: Guardian)

Hôm qua (14/1), Thủ tướng Yingluck Shinawatra - mục tiêu chính của phe biểu tình - đã tuyên bố bà đang “bảo vệ dân chủ và sẽ không từ chức. “Dân chủ thuộc về toàn thể nhân dân Thái Lan”, bà Yingluck tuyên bố trong một tin nhắn qua Twitter.

Đảng của bà Yingluck bị những người miền nam và thành viên giới thượng lưu nước này miệt thị. Tuy nhiên đảng này vẫn được lòng dân ở miền bắc Thái Lan và có nhiều “cơ” chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.

Lãnh đạp phe biểu tình, Suthep Thaugsuban hùng hổ tuyên bố trước đám đông: “Nếu bà ta cứ ương bướng, chúng tôi sẽ bắt giữ cả Thủ tướng và tất cả các Bộ trưởng”. Đám đông này tụ tập reo hò tại giao lộ chính ở Bangkok bị những người biểu tình phong tỏa.

Không những thế, ông Suthep còn khuyên các bộ trưởng “đưa vợ và con tới nơi nào đó để họ có thể trốn thoát khi xảy ra tình trạng khẩn cấp”.

Những người biểu tình hy vọng sẽ vạch cho công chúng thấy sự bất lực của chính phủ thông qua việc làm tê liệt các khu vực thuộc thủ đô – đến giờ dường như họ đã đạt được phần nào mục tiêu này. Tuy nhiên, chưa thể nói chắc mọi điều vì các doanh nghiệp và cư dân khi còn chịu được những bất tiện do biểu tình gây ra có thể sẽ quay ra chống lại những người biểu tình.

Ông Suthep hô hào chống tham nhũng nhưng bản thân lại vướng vào hàng loạt scandal tham nhũng. Với cư cách là Phó Thủ tướng Thái Lan năm 2010, ông đã chỉ đạo trấn áp người biểu tình khiến hơn 90 người chết./.