Hầu hết các vụ giết người xảy ra với các nhà báo đưa tin về các vấn đề nhạy cảm quốc gia như tham nhũng hay tội phạm cấp cao.

Tính đến thời điểm này trong năm, ít nhất 42 nhà báo đã bị giết chết trên khắp thế giới.

Trong số các nhà báo bị chết có 7 người ở Honduras, 6 nhà báo Mexico, 4 người ở Pakistan, 3 người Colombia và Nigeria, và 1 người ở mỗi nước Nepal, Venezuela, Cyprus, Nga, Ecuador, và Thổ Nhĩ Kỳ.

journalist.jpg

Tổng biên tập Reuters,David Schlesinger, phát biểu trước di ảnh cựu phóng viên Hiro Muramoto (ảnh: Kunio Shima)

Mặc dù vậy, theo báo cáo của INSI, nếu tính trung bình cứ 8 trong 10 vụ trong các năm gần đây thì không có kẻ nào bị xét xử vì gây nên cái chết cho các nhà báo.

Giám đốc INSI, Rodney Pinder, nói đây là điều nhắc nhở tàn nhẫn về cái giá phải trả để có đuợc tin tức trên toàn cầu. Ông cũng kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc hãy hành động ngay để bảo vệ an toàn tính mạng các nhà báo và trừng trị thích đáng kẻ sát nhân.

Năm 2007 là năm tệ hại nhất trong lịch sử truyền thông khi có tới 172 nhà báo bị sát hại. Tuy nhiên nhiều người trong số họ là các phóng viên đưa tin ở Iraq thời điểm gia tăng bạo lực giữa các phe phái.

INSI, chuyên mở các khóa kỹ năng an toàn cho các nhà báo toàn cầu với sự hỗ trợ của các hãng tin lớn, công bố các con số trên hôm 28/4 chỉ vài ngày trước ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5).

Tổ chức UNESCO vừa kêu gọi các phòng tin tức trên toàn thế giới vào ngày 3/5 dành 1 phút  mặc niệm trên 1.500 nhân viên truyền thông bị sát hại trong 14 năm qua./.