Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine - Oleksiy Reznikov, nói với tờ báo trên như sau: "Đức rất ngần ngại trong vấn đề cung cấp vũ khí cho chúng tôi".

Một phát ngôn viên chính phủ Đức giải thích với truyền thông rằng quyết định của họ về việc xuất khẩu vũ khí là kết quả của một chính sách dài lâu.

"Nguyên tắc quản lý xuất khẩu vũ khí luôn vậy - dù là vũ khí đó xuất phát trực tiếp từ Đức hay đi qua từ nước thứ 3. Chưa có giấy phép nào được cấp vào giai đoạn này".

Estonia đang vận động hành lang để Đức thay đổi điều này, từ đó Estonia có thể gửi các khẩu lựu pháo D-30 cho Ukraine. Số vũ khí do Liên Xô sản xuất này đã bị bỏ lại trên đất Đức sau khi nước Đức thống nhất, trước khi được xuất khẩu sang Phần Lan và sau đó là Estonia, theo Nhật báo Phố Wall.

Không giống các nước NATO khác (bao gồm Mỹ và Anh), Đức đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine trong bối cảnh nước này căng thẳng với Nga.

Riêng trong năm vừa qua (2021), Mỹ đã cung cấp hơn 400 triệu USD viện trợ an ninh cho Ukraine. Kể từ năm 2014, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine tên lửa chống tăng Javelin, các loại súng bộ binh và đạn dược, thuyền tuần tra...

Tuy nhiên, chính phủ Đức phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine để tránh khiêu khích Nga./.