Sáng nay (27/4), Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ di chuyển bằng ô tô, đi qua ranh giới chia cắt Triều Tiên và Hàn Quốc trong suốt 68 năm qua. Sự kiện này sẽ đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo của Triều Tiên đặt chân sang đất Hàn Quốc.
Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều dự kiến được tổ chức bên trong Khu phi quân sự (DMZ) - dải đất rộng 4 km, dài 250 km chạy dọc theo biên giới chung của hai nước. Ông Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại một khu vực được gọi là Khu vực an ninh chung (JSA) ở Bàn Môn Điếm (Panmunjom) trong DMZ.
Bàn Môn Điếm là gì?
Bàn Môn Điếm đóng vai trò như là cột mốc số 0 trong phần lớn thời gian của 6 thập kỷ chia cắt sau khi chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953 kết thúc. Đây là một khu đất nhỏ với các tòa nhà và những căn lều tạm. Bàn Môn Điếm được biết đến với tên gọi “làng đình chiến” – nơi từng tổ chức hàng trăm cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên.
Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì hai bên không có một bản hiệp ước hòa bình sau cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Bàn Môn Điếm nằm trên vĩ tuyến 38 – nơi vốn được Mỹ, Liên Xô cũ phân định làm biên giới giữa hai miền Triều Tiên.
Bàn Môn Điếm có nghĩa là gì?
Ban đầu ngôi làng này được gọi là “nul ban ri” hay là làng cửa ván. Sở dĩ có tên gọi này bởi cửa của những ngôi nhà và các cây cầu ở đây đều được làm từ những tấm gỗ ván. Khi ngôi làng trở thành địa điểm đàm phán trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, các quan chức Trung Quốc đã gọi nơi đây bằng các ký tự truyền thống của Trung Quốc và khi phát âm những từ này bằng tiếng Hàn Quốc, chúng tương tự cách viết là Panmunjom (Bàn Môn Điếm) và cái tên này được biết đến từ đó.Cận cảnh Bàn Môn Điếm, nơi diễn ra thượng đỉnh liên Triều
Ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un gặp nhau ở đâu?
Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên sau hơn 11 năm sẽ diễn ra trong khuôn viên của Bàn Môn Điếm, tại một tòa nhà mang tên là Nhà Hòa Bình (Peace House). Tòa nhà này được ví như biểu tượng hy vọng trước đây của Chính phủ Hàn Quốc trong việc cải thiện quan hệ với Triều tiên.
Nhà Hòa Bình là một tòa nhà 3 tầng, được xây dựng vào năm 1989 với mục đích cụ thể là làm địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán liên Triều. Tòa nhà này được Liên Hợp Quốc kiểm soát. Theo dự kiến, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp nhau ở tầng hai của tòa nhà, nơi có một phòng họp và một phòng chờ.
Buổi tối cùng ngày, ông Moon và ông Kim sẽ ăn tối tại khu vực tiếp tân ở tầng 3 của tòa nhà.
Khách du lịch có thể ghé thăm Bàn Môn Điếm?
Người mang hộ chiếu nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận Bàn Môn Điếm hơn so với người Hàn Quốc. Du khách nước ngoài chỉ cần đăng ký với các công ty du lịch được Liên Hợp Quốc phê chuẩn là có thể được đến Bàn Môn Điếm. Trong khi đó, đối với người Hàn Quốc, nếu muốn đến đây, họ phải nộp đơn xin phép và đề nghị của họ sẽ được cơ quan phản gián và cơ quan tình báo quốc gia xem xét. Quá trình này có thể mất tối đa 4 tháng.Ông Kim Jong Un sẽ đến Bàn Môn Điếm như thế nào?
Thực tế ở Bàn Môn Điếm ra sao?
“Kỳ lạ” là từ ngữ nhiều du khách sử dụng để mô tả về trải nghiệm ở Bàn Môn Điếm. Khi đến đây, du khách buộc phải chú ý đến trang phục, họ bị cấm mặc quần bò rách, áo ba lỗ, áo lửng và áo phông có in những từ ngữ “phỉ báng hoặc khiêu khích”. Ngoài ra, du khách cũng không được mặc quần thụng, quần kiểu hip hop, áo da hoặc quần đùi ngắn.
Trong khi xe bus lăn bánh trên tuyến đường cao tốc 6 làn được xây dựng để chuẩn bị cho trường hợp hai miền Triều Tiên thống nhất, hướng dẫn viên du lịch giải thích rằng, hàng chục chiếc cầu vượt dọc tuyến đường này trên thực tế không phải là cầu mà là những hàng rào chống tăng bằng xi măng để chống trả các cuộc tấn công của Triều Tiên. Ngay khi tới làng đình chiến, các binh sĩ Mỹ sẽ tháp tùng từng nhóm du khách tham quan. Du khách có thể tận mắt chứng kiến cảnh lính gác Triều Tiên và Hàn Quốc đứng đối mặt nhau ở Bàn Môn Điếm.
Vấn đề đáng ngại gì từng xảy ra ở Bàn Môn Điếm?
Đã có một số vụ đụng độ chết người ở Bàn Môn Điếm. Sự vụ được nhắc đến nhiều nhất xảy ra hồi năm 1976 khi binh sỹ Triều Tiên tấn công một nhóm lính Mỹ đang chặt cây trong làng đình chiến. Hai người Mỹ thiệt mạng trong vụ việc.
Ngoài ra còn một số trường hợp đào tẩu từ Triều Tiên sang Hàn Quốc qua Bàn Môn Điếm trong đó có vụ một người lính Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc hồi tháng 12 năm ngoái./.Hình ảnh mới về khu phi quân sự nổi tiếng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc
Ảnh: “Khu phi quân sự” bị quân sự hóa mạnh nhất ở Bán đảo Triều Tiên