Bốn hành tinh mới được phát hiện ở cách Trái Đất khoảng 130 năm ánh sáng và đang ở trong giai đoạn non trẻ của vòng đời. Điều này có thể giúp ích cho các nhà khoa học nghiên cứu về giai đoạn ban đầu của Trái Đất.

Các hành tinh mới được phát hiện là TOI 2076 b, TOI 2076 c, TOI 2076 d quay quanh ngôi sao TOI 2076 và hành tinh TOI 1807 B quay quanh ngôi sao TOI 1807. Các hành hinh này được phát hiện ở phía bắc các chòm sao Boötes và Canes Venatici.

Hành tinh TOI 2076 b có kích thước khoảng gấp 3 lần Trái Đất, quay xung quanh TOI 2067 với chu kỳ 10 ngày.

TOI 2076 c and TOI 2076 d có chu kỳ dài hơn, khoảng 17 ngày, và cả 2 đều có kích thước gấp 4 lần Trái Đất.

TOI 1807 b lớn gấp 2 lần Trái Đất và quay quanh ngôi sao của nó với chu kỳ 13 giờ.

Các ngôi sao mà những hành tinh này quay xung quanh đều là các ngôi sao lùn loại K, có màu sắc cam nhiều hơn mặt trời.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Christina Hedges, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA cho biết, các hành tinh mới được phát hiện vẫn đang ở giai đoạn non trẻ, hay giai đoạn “chuyển tiếp” của vòng đời.

“Chúng không phải là những hành tinh mới hình thành, nhưng vẫn chưa đi vào giai đoạn ổn định. Việc nghiên cứu về những hành tinh ở giai đoạn tuổi trẻ này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hành tinh già hơn trong hệ mặt trời của chúng ta”, nhà thiên văn học Hedges nói./.