dong_phuc_apec_1__rqsq.jpg
Truyền thống đồng phục APEC được khởi xướng từ Mỹ năm 1993, khi Tổng thống nước chủ nhà Bin Clinton đề xuất bỏ trang phục lễ nghi để tạo bầu không khí thoải mái, thân tình nhằm củng cố quan hệ giữa các nhà lãnh đạo tại APEC. Ông đã tặng lãnh đạo các nền kinh tế khách mời chiếc áo khoác như của phi công Mỹ.
Tiếp nối ý tưởng đó, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohammad (trái) cùng Tổng thống Indonesia Suharto (phải) và Tổng thống Mỹ Bill Clinton mặc chiếc áo lụa Batik truyền thống của Indonesia tại APEC 1994.
Cũng sử dụng chất liệu lụa Batik nhưng ở Malaysia năm 1998, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC mặc chiếc áo có họa tiết khác, được lấy cảm hứng từ văn hóa của nước chủ nhà.
Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (trái) và Tổng thống Mỹ Bill Clinton mặc chiếc áo khoác da được xem là “trang phục truyền thống” tại APEC 1997 tổ chức ở Canada.
APEC năm 1999 ở New Zealand, áo khoác cũng được chọn làm đồng phục cho các nhà lãnh đạo các nền kinh tế nhưng lần này là áo gió màu đen.
Đồng phục cho các lãnh đạo các nền kinh tế tại APEC ở Brunei năm 2000 có ít chi tiết gợi nhắc đến văn hóa truyền thống của nước chủ nhà.
Trong khi đó chỉ cần nhìn bức ảnh chụp Tổng thống Mỹ George W. Bush và Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tại APEC 2001 là người ta đã biết sự kiện này diễn ra ở Trung Quốc nhờ bộ trang phục mà 2 ông mặc.
Thoạt nhìn, đây có thể chỉ là một chiếc áo sơ mi trắng bình thường nhưng thực tế, đó là loại áo sơ mi có tên guayabera, một trang phục truyền thống của Mexico, được may bằng chất liệu thoáng mát, chuyên mặc vào mùa hè ở đất nước quanh năm nóng nực này.
Đồng phục của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế ở APEC 2004 không hẳn là quần áo mà là phụ kiện trang phục thì đúng hơn. Đó là Chamanto, một loại áo choàng của Chile, tương tự với áo Poncho của Peru.
Cũng đề cao yếu tố văn hóa bản địa, đồng phục của APEC 2005 chính là hanbok của Hàn Quốc.
Tiếp nối truyền thống đó, tại APEC Việt Nam 2006, tà áo dài của nước chủ nhà với họa tiết hoa sen cách điệu màu ánh vàng sang trọng khiến các lãnh đạo thế giới tỏ ra vô cùng thích thú.
Sang năm 2007 ở Australia, đồng phục của các lãnh đạo APEC đột ngột đổi sang xu hướng hiện đại với chiếc áo khoác Driza Bone.
Nhưng đến năm 2008, xu hướng truyền thống lại quay lại, thể hiện qua chiếc áo Poncho màu nâu mà Tổng thống Nga lúc đó, ông Dmitry Medvedev mặc trong bức ảnh này.
Là một đất nước đa sắc tộc nên yếu tố truyền thống mà Singapore thể hiện trên đồng phục của các nhà lãnh đạo tại APEC 2009 là chất liệu thay vì kiểu dáng hay hoa văn.
Chào đón APEC trở lại Trung Quốc năm 2014, nước chủ nhà chọn áo đại cán làm đồng phục cho các nhà lãnh đạo các nền kinh tế.
Trong khi đó, Peru tiếp tục chọn áo choàng Poncho được làm bằng lông của loài lạc đà Vicuna, làm đồng phục cho các lãnh đạo ở APEC 2016. Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Barack Obama (phía trên, bên trái), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phía dưới, bên trái), Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-Ahn (phía dưới, bên phải) và cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Lần thứ 2 là chủ nhà APEC, năm 2017, Việt Nam chọn chất liệu lụa truyền thống với kiểu dáng sơ mi hiện đại làm đồng phục cho các lãnh đạo các nền kinh tế, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tương tự như ở Việt Nam, chiếc áo của APEC 2018 ngắn tay hơn và có 2 màu chính thức vàng và đỏ.
Nét truyền thống được thể hiện ở chất liệu và hoa văn chìm./.