Ngày 17/1, Cơ quan y tế tỉnh Sơn Đông thông báo một trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H7N9.

Trước đó một ngày, tỉnh Giang Tây cũng thông báo trường hợp đầu tiên nhiễm cúm A/H7N9 ở tỉnh này trong năm 2015. Trong khi đó, tại tỉnh Phúc Kiến, Cơ quan y tế thông báo trong 15 ngày đầu năm 2015, ở tỉnh này có tới 15 trường hợp nhiễm cúm A/H6N9, trong đó có 2 trường hợp đã tử vong.

china_ztar.jpgNgười dân Trung Quốc lo ngại dịch cúm gia cầm (Ảnh Telegraph)

Mặc dù số trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 gia tăng, song Cơ quan y tế tỉnh Phúc Kiến khẳng định các ca nhiễm phân tán ở nhiều địa phương khác nhau, chưa xuất hiện ổ dịch lớn tại một địa phương.

Trước tình trạng cúm A/H7N9 diễn biến phức tạp, Cơ quan chức năng các địa phương của Trung Quốc triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp ngăn chặn bệnh dịch bùng phát như quản lý chặt các lò giết mổ và nơi tiêu thụ gia cầm, cương quyết đóng cửa các lò mổ không đảm bảo yêu cầu, tăng cường công tác tiêu độc và khử trùng các chuồng trại cũng như chợ gia cầm./.