Theo số liệu của Bộ Y tế, đã có 14 đàn ông và 5 phụ nữ có độ tuổi từ 32 đến 72 đã tử vong ở nhiều thành phố khắp cả nước từ đầu tháng Sáu.
Chính phủ Costa Rica đã tịch thu khoảng 30.000 chai rượu nghi đã bị nhiễm độc, gây ảnh hưởng đến nhiều nhãn hàng.
Một số loại rượu có nồng độ methanol cao, theo Bộ Y tế Costa Rica. Ảnh: CNN |
Bộ Y tế khuyên người dân không nên tiêu thụ rượu từ một số hãng do kết quả kiểm tra cho thấy mẫu rượu có nồng độ methanol cao.
Nhóm vận động chống lại rượu giả SafeProof cho biết: “Rượu tự nấu thường chứa methanol, chất có thể khiến người uống thấy say. Việc thêm methanol vào rượu mạnh cho phép người bán tăng lượng rượu và nhanh gây say.”
Nhiễm độc methanol có thể gây mê sảng, chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu và mất kiểm soát hành vi. Kể cả một lượng nhỏ methanol có thể gây nhiễm độc nặng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc bùng phát tình trạng ngộ độc methanol thường liên quan đến “hàng pha trộn giả hoặc sản xuất rượu mạnh trái phép”. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia trên thế giới, với số nạn nhân dao động từ 20 đến 800 người.
Trong năm nay, đã có ít nhất 154 người tử vong và hơn 200 người khác phải nhập viện sau khi uống phải rượu nhiễm độc ở Ấn Độ. Các nạn nhân đã tiêu thụ trái phép rượu moonshine, một loại rượu “đặc sản quốc gia” ở bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ.
Cơ quan y tế ở Costa Rica kêu gọi người dân nên thận trọng khi uống rượu./.