Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo và cuộc họp toàn thể cấp bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia “Công ước về đa dạng sinh học” tổ chức hôm nay được kỳ vọng có thể hình thành một định hướng chính sách rõ ràng về bảo về đa dạng sinh học. Hội nghị này sẽ hoạch định kế hoạch chi tiết về quản trị đa dạng sinh học toàn cầu trong tương lai.
Các đại biểu tham dự hội nghị đều mong muốn thông qua hội nghị xây dựng được sự đồng thuận và đạt được mục tiêu chung về bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu.
Giáo sư Học viện Khoa học Đời sống và Môi trường Đại học Dân tộc Trung Quốc Tiết Đạt Nguyên cho rằng: “Ba mục tiêu của "Công ước bảo vệ đa dạng sinh học” là bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật cũng như chia sẻ công bằng và bình đẳng. Liệu đa dạng sinh học có thể được bảo vệ tốt hơn hay không phụ thuộc vào việc mục tiêu thứ ba có thể đạt được hay không. Đó là điều các nước đang phát triển hy vọng”.
Bảo vệ đa dạng sinh học đòi hỏi phải được ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cùng chung tay xây dựng một cuộc sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Mục tiêu đưa ra là rất cao nhưng cộng đồng quốc tế phải quyết tâm thực hiện và sẽ thực hiện được.
Theo nhà nghiên cứu Học viện Thực vật học Côn Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Bồi Thành Cơ: “Bảo vệ đa dạng sinh học là vấn đề thuộc vận mệnh chung của nhân loại, vì vậy, đặt ra mục tiêu năm 2030 là rất khó, nhưng dù khó đến đâu cũng phải thực hiện”.
Đa dạng sinh học là nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người, đồng thời liên quan đến phúc lợi của con người. Do đó, mục tiêu của Hội nghị là đạt được thỏa thuận tham vọng nhưng rất rõ ràng về khuôn khổ đa dạng sinh học sau năm 2020 và sẽ có kết quả quan trọng vào năm 2030 và 2050./.