dicu1_bdyq.jpg
Các nhân viên cứu hộ thuộc tổ chức phi Chính phủ Proactiva Open Arms mới đây đã cứu được 112 di dân trên Địa Trung Hải ở khu vực cách bờ biển Libya khoảng 36 hải lý.
Trên chiếc thuyền cao su chật cứng người di cư mang theo hy vọng về ước mơ đổi đời ở châu Âu.
Một bé gái với vẻ mặt thất thần, mệt mỏi sau khi đượccứu thoát khỏi chiếc xuồng cao su lênh đênh ở Địa Trung Hải. 
Các nhân viên cứu hộ đưa những người di cư lên chiếc tàu cá Golfo Azzurro.
Nước mắt của một em bé sơ sinh sau khi được lực lượng cứu hộ cứu thoát khỏi chiếc thuyền cao su lênh đênh ở Địa Trung Hải.
Lực lượng cứu hộ phân phát áo phao cho những người di cư trên thuyền.
Trong số 112 trên chiếc thuyền, có 5 trẻ em.
Một người di cư co ro trong chiếc chăn nhiệt ngồi ở hành lang trên boong tàu đánh cá Golfo Azzurro.
Những đôi bàn chân nhăn nheo vì giá lạnh của người di cư.
Theo báo cáo của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), số người thiệt mạng ở Địa Trung Hải trong năm 2016 tăng gần 25% so với năm 2015.

Nhân viên cứu hộ bế một đứa trẻ ra khỏi chiếc thuyền cao su chật ních người.

Đa số người di cư từ châu Phi tới Italy, quốc gia cửa ngõ vào châu Âu, đều đi qua Địa Trung Hải với điểm khởi đầu hành trình tại Lybia.
Vẻ mặt hoảng sợ của một đứa trẻ trên chiếc thuyền cao su dù đã được lực lượng cứu hộ phân phát áo phao.
Trên chiếc thuyền cao su chở 112 người có 2 phụ nữ đang mang thai.
Tàu của lực lượng Hải quân Italy có mặt tại hiện trường nơi phát hiện chiếc thuyền cao su chở 112 người lênh đênh trên biển.
Rõ ràng cuộc khủng hoảng di cư được xem là tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 vẫn đang tiếp tục gây bất ổn “lục địa già".
Những lúng túng của EU trong việc giải quyết vấn đề người di cư đã bộc lộ những chia rẽ, rạn nứt trong nội bộ khối. 
Trong bối cảnh EU còn quá nhiều mối bận tâm, cuộc khủng hoảng người di cư có lẽ vẫn là một trong những "hồ sơ gai góc" của châu Âu trong năm 2017.