Ngày 23/3, Chính phủ Syria đã bác bỏ một báo cáo của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHCR) cáo buộc quân đội nước này vi phạm nhân quyền, trong khi khẳng định không có bất cứ vi phạm nào từ phía quân nổi dậy.

Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố khẳng định UNHRC đã phớt lờ tội ác của các nhóm khủng bố có vũ trang mà Damascus đã trình hàng chục bằng chứng lên Cao ủy LHQ về Nhân quyền; cho rằng Nghị quyết của UNHRC nhằm kéo dài tình trạng bạo lực tại Syria để tạo điều kiện can thiệp quân sự từ bên ngoài, đồng thời phá hỏng các nỗ lực tìm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay thông qua đối thoại dân tộc.

ashton1%20(1).jpg
Bà Catherine Ashton: "Cần tạo đà mới cho một giải pháp chính trị,hối thúc chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngồi vào bàn đàm phán. (ảnh: imemc.org)

Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi tìm một giải pháp chính trị khẩn cấp nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực đẫm máu tại Syria. Phát biểu sau cuộc họp hai ngày với các Ngoại trưởng EU tại CH Ireland, Đại diện cấp cao của EU về an ninh và đối ngoại, bà Catherine Ashton nhấn mạnh: "Cần tạo đà mới cho một giải pháp chính trị, bao gồm các hỗ trợ về kinh tế và chính trị, đồng thời với việc hối thúc chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngồi vào bàn đàm phán".

Cuộc gặp trên của các Ngoại trưởng EU tập trung thảo luận khả năng dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của EU nhằm cho phép cung cấp các loại vũ khí, trong dó có tên lửa đất đối không và các loại vũ khí hạng nặng khác, cho lực lượng nổi dậy ở Syria. Một thỏa thuận cần được đưa ra chậm nhất vào ngày 31/5 tới, thời điểm lệnh cấm vận sẽ hết hạn./.