Tuy nhiên, phán quyết này yêu cầu các trang web phải giải thích được tại sao điều này là cần thiết để chống lại các cuộc tấn công trực tuyến.

ip_dpa_mbcc.jpg
Chính phủ Đức có thể lưu các địa chỉ IP để đối phó tấn công mạng. Ảnh minh họa: DPA.

Theo tòa án, các trang chủ thường lưu địa chỉ IP (Internet Protocol- giao thức internet) của người dùng để có thể xác định vị trí máy tính của người dùng. Vì thế, khi xảy ra các cuộc tấn công trên mạng, các nhà điều tra hình sự  có thể sử dụng dữ liệu đó như một phương tiện để xác định người dùng.

Phán quyết này được đưa ra sau khi Tòa án liên bang nhận được kháng cáo của chính trị gia Đảng Pirate của Đức Patrick Breyer muốn ngăn chặn việc các trang web được điều hành bởi Chính phủ Đức thu thập và lưu trữ các địa chỉ IP động của mình vì lo sợ sẽ làm lộ các thông tin riêng tư cá nhân.

Trước đó, hồi cuối năm ngoái vấn đề cũng được đưa ra trước Tòa án tối cao Liên minh châu Âu. Phán quyết của cơ quan này khi đó công nhận địa chỉ IP tĩnh và IP động đều được xem là dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ, song nhấn mạnh các nhà điều hành mạng có thể thu thập và lưu trữ địa chỉ IP nhưng chỉ nhằm cho mục đích hợp pháp là chống lại các cuộc tấn công mạng.

Tại Anh và Pháp, các quy định luật pháp thông qua hồi năm ngoái cho phép cảnh sát có thêm quyền yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ web, như các quán cà phê internet theo dõi trang web mà người dùng trực tuyến truy cập, thời gian lưu lại và chi tiết máy tính của từng người dùng.

Phán quyết của tòa án Liên bang Đức đưa ra vài ngày sau vụ tấn công mạng toàn cầu được xem là chưa từng có gây ảnh hưởng tới hơn 300.000 máy tính tại ít nhất 150 nước và vùng lãnh thổ. Dù vụ việc dường như đã được kiểm soát, song giới chuyên gia mạng cũng cảnh báo nguy cơ một làn sóng tấn công mạng toàn cầu mới có thể xảy ra bất cứ lúc nào./.