Đây là kết quả đáng mừng đối với kế hoạch ngăn chặn việc giảm khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính mà các quốc gia châu Âu đang nỗ lực thực hiện.

Trong bản thông cáo được công bố, Uỷ ban châu Âu khẳng định, thông qua sáng kiến giảm khí thải ra môi trường, các thành phố có tổng số dân trên 60 triệu người sẽ hợp tác với nhau nhằm thay đổi môi trường và sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý hơn.

Nhiều thành phố trên thế giới đã ký vào bản “Hiệp ước các thị trưởng”, trong đó có các thành phố lớn như London của Anh, Paris của Pháp hay Madrid của Tây Ban Nha.

Ngoài ra, sáng kiến cũng được các thành phố lớn ở châu lục khác như New York (Mỹ) hay Buenos Aires (Argentina) ủng hộ.

Một số thành phố còn đặt mục tiêu tham vọng hơn, ví dụ như thành phố Hambourg của Đức dự kiến giảm 40% lượng khí thải từ nay đến năm 2020, còn thủ đô Paris của Pháp cũng hy vọng giảm được 25% lượng khí thải trong giai đoạn này.

Uỷ viên châu Âu phụ trách năng lượng Andris Piebalgs cho rằng, “Hiệp ước các thị trưởng” sẽ cho phép tiết kiệm 8 tỷ euro chi tiêu về năng lượng cho các thành phố tham gia ký kết. 

Theo bản hiệp ước mới, các thành phố châu Âu sẽ xây dựng kế hoạch riêng và kế hoạch này sẽ được Liên minh châu Âu (EU) cập nhật và kiểm tra 2 năm một lần.

Các thành phố không công bố kế hoạch của mình trong thời gian một năm sau ngày ký kết hoặc không đạt được các mục tiêu đề ra có thể sẽ không được nhận các khoản trợ cấp của châu Âu trong lĩnh vực này./.