Lễ Vua đi cày tổ chức hàng năm nhằm đánh dấu mùa mưa bắt đầu, nông dân chuẩn bị xuống ruộng cày cấy tăng gia sản xuất. 

Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất và nước. Trong đoàn rước gồm có: thầy cúng, đội trống, đội kèn, các cung nữ, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa chồng khiêng kiệu rước. Đôi bò cày là bò của Hoàng tộc được nuôi và chăm sóc rất chu đáo tại Hoàng cung gọi là “bò thiên” có cả ách và gắn cây cày. 

bo1_kzap.jpg
Bò đang ăn lúa và ngô.

Tại buổi lễ, Hoàng tộc chuẩn bị sẵn 7 mâm đựng các loại: gạo, ngô, đỗ, vừng, nước, rượu và cỏ làm thức ăn cho bò thiên. Sau khi thực hiện xong nghi thức đi cày, Nhà vua thả bò ra để ăn các thức ăn kể trên./.

Người dân Campuchia tin rằng nếu bò ăn thức ăn nào thì loại cây trồng năm đó sẽ trúng mùa; nhưng nếu bò ăn cỏ thì ngành nông nghiệp sẽ có dịch hại và nếu bò uống rượu thì năm đó đất nước sẽ bất ổn.

Không biết việc phán đóan của bò thiên của Hoàng cung có đúng hay không nhưng ngành nông nghiệp và nông dân Campuchia rất quan tâm đến sự lựa chọn và ăn thức ăn của đôi bò thiên. 

Lễ vua đi cày.

Kết thúc buổi lễ, ông Pra Sdach, thay mặt Ban tổ chức công bố kết quả bò ăn thức ăn như sau: “Tôi xin thông báo kết quả phán đoán của bò thiên ăn thức ăn hôm nay như sau: Thứ nhất lúa bò ăn hết 90% số lúa trong mâm, thứ hai là ngô bò ăn hết 90% và đậu bò ăn hết 95%. Như vậy năm nay lúa, ngô và đậu sẽ được mùa. Đây là kết quả phán đoán từ bò thiên của vua đã có từ nhiều đời qua”.

Kết thúc phần lễ, Ban tổ chức chuyển sang phần hội. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người dân như: Rom vong, múa khăn, múa gậy, hát đối. Lễ hội còn tổ chức Hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp ngày càng phát triển của Campuchia”./.