Khung máy bay bị gãy

Hầu hết các loại máy bay đều được làm từ nhôm. Điều này khiến cho chúng dần bị rỉ sét theo thời gian nhất là tại những nơi có độ ẩm cao khiến khung máy bay bị gãy.

Tuy nhiên, do chiếc Boeing 777 nổi tiếng là an toàn nên các chuyên gia ít tin tưởng vào khả năng này.

malay_copy.jpg
Lời kêu gọi "Hãy cùng nguyện cầu cho nạn nhân trên chuyến bay MH370" của hãng Malaysia Airlines được đặt tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia (Ảnh Reuters)

Ngoài ra, một nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến khung máy bay chính là việc tăng áp và giảm áp liên tục khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh.

Mặc dù vậy, việc gãy khung máy bay trong trường hợp này là khó xảy ra vì máy bay Boeing 777 thường bay những chặng đường dài và không phải thường xuyên hạ cánh và cất cánh nên áp lực lên khung máy bay là không nhiều.

Thời tiết xấu

Máy bay thường được thiết kết để bay qua những cơn bão tồi tệ nhất. Tuy nhiên, vào tháng 6/2009 một máy bay của hãng Air France bay từ Rio de Janeiro đến Paris đã gặp nạn khi gặp bão trên biển Đại Tây Dương. 

Số băng đọng trên thiết bị đo tốc độ của chiếc máy bay Airbus A330 này đã khiến cho việc đọc thông số gặp khó khăn và khiến phi công đưa ra một quyết định sai lầm dẫn đến việc máy bay lao xuống biển và cả 228 hành khách và phi đội bay thiệt mạng. Trong vụ này viên phi công cũng không hề điện đàm cầu cứu.

Tuy nhiên, trong vụ máy bay của hãng Malaysia Airlines bị mất tích, điều kiện thời tiết lúc đó là rất tốt, bầu trời rất quang đãng.

Phi công định hướng nhầm

Todd Curtis, một cựu kỹ sư về an toàn máy bay tại hãng Boeing, cho biết các phi công trên chiếc Boeing 777 xấu số có thể đã tắt chế độ tự động bay và không may là đã bay chệch khỏi lộ trinh ban đầu mà không hề nhận ra cho đến khi đã quá muộn

Chiếc máy bay đã có thể bay thêm khoảng 5-6 giờ kể từ thời điểm cuối cùng phi công liên lạc với đài kiểm soát không lưu tương đương với việc nó đã bay lệch khỏi lộ trình ban đầu khoảng 4.800km.

Tuy nhiên, trường hợp này cũng khó có thể xảy ra bởi nếu như vậy thì chiếc máy bay này sẽ bị radar của một nước nào đó phát hiện ra.

Mặc dù vậy vẫn là quá sớm để loại bỏ hoàn toàn khả năng này.

Hỏng cả 2 động cơ

Vào tháng 1/2008, chiếc Boeing 777 của hãng British Airways đã phải hạ cánh xuống sân bay Heathrow tại London với khoảng cách ngắn hơn 304m so với tiêu chuẩ an toàn.

Khi máy bay hạ cánh xuống đất, động cơ máy bay đã không còn lực đẩy do băng bám đầy vào hệ thống phun xăng của chiếc máy bay này. Rất may là không có ai thiệt mạng.

Trong vụ máy bay Malaysia gặp nạn thì việc 2 động cơ không hoạt động có thể là nguyên nhân.

Tuy nhiên, ông Scott Hamilton, Giám đốc điều hành hãng tư vấn hàng không Leeham cho biết trong trường hợp này máy bay vẫn có thể lượn trên không khoảng 20 phút, đủ thời gian để phi công gọi cấp cứu khẩn cấp.

Khi chiếc Airbus A320 của hãng US Airways A320 bị hỏng vả 2 động cơ của mình vào tháng 1/2009 sau khi cất cánh khỏi sân bay LaGuardia Airport tại New York thì máy bay đang ở độ cao thấp hơn nhiều so với chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines.

Mặc dù vậy, cơ trưởng Chesley B. "Sully" Sullenberger vẫn có rất nhiều thời gian để trao đổi với đài kiểm soát không lưu trước khi máy bay hạ cánh trên sông Hudson 6 phút sau đó.

Bị đánh bom

Một vài chiếc máy bay đã bị đánh bom, ví dụ như chiếc máy bay trong chuyến bay số 103 của hãng Pan Am từ London đến New York vào tháng 11/1988.

Ngoài ra một chuyến bay của hãng Air India từ Montreal đến London vào tháng 6/1985 cũng bị đánh bom và một máy bay của hãng Union des Transports Aériens cũng đã nổ tung khi bay ngang qua sa mạc Sahara vào tháng 9/1989.

Cướp máy bay

Một vụ cướpmáy bay kiểu cổ điển khó có thể xảy ra trên chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines gặp nạn bởi thông thường những kẻ cướp máy bay sẽ đòi hạ cánh xuống một sân bay nào đó kèm theo một yêu cầu bất kỳ.

Mặc dù vậy, một vụ cướp máy bay kiểu như vụ đã xảy ra vào ngày 9/11 rất có thể đã xảy ra và bọn khủng bố có thể đã buộc chiếc máy bay phải lao xuống biển.

Phi công tự tử

Có hai vụ rơi máy bay lớn xảy ra vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước liên quan đến các chuyến bay của hãng SilkAir và EgyptAir mà nguyên nhân được cho là do phi công đã cố tình để máy bay gặp nạn.

Các quan chức điều tra các vụ tai nạn nói trên không chính thức tuyên bố rằng phi công trên hai chiếc máy bay này đã cố tình tự sát. Tuy nhiên các chuyên gia về tai nạn máy bay đều biết rằng các vụ tai nạn này là có bàn tay các phi công sắp đặt.

Vô tình bị quân đội bắn hạ

Vào tháng 7/1988, tàu tuần dương mang tên lửa USSVincennes của Hải quân Mỹ đã vô tình bắn trúng một máy bay của hãng Iran Air làm toàn bộ 290 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Và tháng 9/1983, một chiếc máy bay của hãng Korean Air Lines cũng bị bắn hạ bởi một máy bay chiến đấu của Nga./.