Đây là thông tin được tờ nhật báoCumhuriyetcủa Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau cuộc điều tra của Văn phòng Tổng Công tố Ankara sau khi họ tiến hành nghe lén điện thoại của những quan chức nói trên.
Theo đó, việc nghe lén điện thoại này được thực hiện từ năm 2014 trong một cuộc điều tra liên quan đến việc 6 công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị mất tích. Người thân của những người này tin rằng họ đã gia nhập IS. Cuộc điều tra này được Văn phòng Tổng Công tố Ankara tiến hành nhằm vào 27 đối tượng khả nghi.
Văn phòng Tổng Công tố Ankara đã tiến hành nghe lén 19 trong tổng số 27 đối tượng mà họ cho là giúp 6 người này bắt liên lạc với IS. Cuộc điều tra cũng cho thấy, những người muốn gia nhập IS phải qua “cuộc đào tạo về lý tưởng”.
Tòan bộ hồ sơ điều tra đã được chuyển giao cho Văn phòng Công tố Quân sự Thổ Nhĩ Kỳ vào hồi tháng 3, sau khi họ tuyên bố vụ việc này nằm ngoài quyền hạn của mình.
Tờ Today’s Zaman của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn thông tin từ hồ sơ nói trên hé lộ: “Những kẻ muốn gia nhập IS từ Ankara thường đi từ Gaziantep và Kilis đến ngôi làng Able thuộc quận Al-Bab của Syria”.
Tờ nhật báo Cumhuriyet cũng trích dẫn một đoạn thông tin ghi âm của một người được gọi với mật danh là X2 (được cho là quan chức quân đội Thổ Nhĩ Kỳ) như sau:
-- Gì thế, người anh em?
X2:Chúng tôi đã có mặt ở vùng đất đã bị cài mìn mà tôi thường để lại các phương tiện cơ giới cho các anh. Chúng tôi mang sẵn hàng rồi, hãy đưa người của các anh đến mà nhận…
Trước đó, Ankara đã phải đối mặt với rất nhiều cáo buộc liên quan đến việc mua dầu lậu của IS và để các tay súng của tổ chức khủng bố này tự do đi qua biên giới Thổ Nhĩ kỳ để sang Syria.
Gần đây nhất, một báo cáo bị rò rỉ của Na Uy về hoạt động bán dầu lậu của IS cũng tiết lộ rằng, hầu hết số dầu lậu này được tuồn sang Thổ Nhĩ Kỳ và bán với giá rẻ mạt.
Hồi đầu tháng 12, Bộ Quốc phòng Nga cũng cung cấp bằng chứng cho thấy, hầu hết số dầu lậu của IS đều được chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ dù nước này bác bỏ thông tin nói trên.
Nga tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay IS kinh doanh dầu lậu
Nghị sĩ Iraq Mowaffak al Rubaie ngày 22/12 cho biết, có “hàng đống bằng chứng” trên khắp thế giới và ngay cả tại Iraq rằng “Thổ Nhĩ Kỳ có một vai trò không mấy rõ ràng” trong cuộc chiến chống IS.
“Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cần làm rất nhiều việc để chứng tỏ những gì họ làm là hoàn toàn minh bạch chứ không như những cáo buộc của các nước rằng họ đang ủng hộ hoặc ít nhất là ngoảnh mặt làm ngơ trước việc các tay súng của IS có thể tự do đi từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria và Iraq và ngược lại”, ông Rubaie tuyên bố./.