Ngày 18/12 Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã có chuyến công du 1 ngày tới Nhật Bản và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe.

nhat_uc_rkrq.jpg
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo (Ảnh AFP).

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Turnbull kể từ khi lên thay thế ông Tony Abbott. Các vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự được thỏa thuận với  Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ yếu là về hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn, đặc biệt chú trọng  hơn đến tập trận chung của hai quốc gia. 

Nhưng ẩn đằng sau chuyến thăm Turnbull đến Nhật Bản chính là câu hỏi liệu Nhật Bản có được lựa chọn để phát triển tàu ngầm thế hệ tiếp theo của Australia. Các chuyên gia tin rằng vấn đề hợp tác tuần tra ở Biển Đông sẽ không được thảo luận công khai dù hai nhà lãnh đạo có thể trao đổi riêng.

Về vấn đề Biển Đông, trong một bản thông cáo chung công bố sau cuộc họp, hai Thủ tướng đã bày tỏ lập trường “phản đối mạnh mẽ mọi hành động mang tính chất cưỡng bức hay đơn phương có tác dụng làm thay đổi nguyên trạng Biển Đông”. 

Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi mọi bên tranh chấp “ngưng hoạt động bồi đắp hoặc xây dựng trái phép trên bình diện rộng”, không sử dụng các thực thể tại các khu vực trên vào mục đich quân sự. Theo giới phân tích, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng lời kêu gọi này rõ ràng nhắm vào Trung Quốc. Hai thủ tướng đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, thực thi các biện pháp nhằm giảm căng thẳng và phù hợp với pháp luật quốc tế, bao gồm các nguyên tắc tự do hàng hải hàng không.

Trước đó, Australia vừa tiến hành hoạt động nhằm “đảm bảo tự do hàng hải” gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông, động thái có thể tác động tới quyết sách của Nhật Bản.

Trước đó, Australia vừa tiến hành hoạt động nhằm “đảm bảo tự do hàng hải” gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông, động thái có thể tác động tới quyết sách của Nhật Bản.

Nhiều quốc gia phản đối hành động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh Theage.com.au)

Tờ Japan Times nhận định, việc đưa máy bay tới tuần tra Biển Đông nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải của Australia dường như là động thái nhắc nhở Nhật Bản có những hành động phù hợp trong khu vực. Nó cũng có thể khiến cho nhiều nhân vật trong chính  quyền Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ Quốc phòng Nhật Bản thúc giục Tokyo hành động sau khi nhiều lần lên tiếng ủng hộ các hoạt động tuần tra trên Biển Đông.

Ông Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney nhận định: “ tôi cho rằng Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản không cần thiết phải hiện diện ở Biển Đông, điều mà họ chưa từng làm trước đó. Ngoài ra, việc Nhật Bản chuyển hướng tới Biển Đông có thể khiến Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động trong  vùng biển Nhật Bản”.

Một số nhà phân tích cho rằng, Australia có thể không hoan nghênh việc Nhật Bản đưa chiến hạm tới Biển Đông. Canberra muốn bày tỏ sự không hài lòng với Bắc Kinh nhưng  không làm cho đối tác quan trọng của họ “quá tức giận”. Việc các đồng minh của Mỹ cùng phối hợp Biển Đông có thể khiến Trung Quốc coi đó là sự khiêu khích và không mang lại thêm hiệu quả. Australia có thể chào đón các quốc gia thực thi các hành động tương tự nhưng không muốn tất cả cùng phối hợp thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực./.