1. Lễ nhậm chức của ông Trump kéo dài tới 3 ngày:
Nếu tính cả phần không chính thức, Lễ nhậm chức của ông Trump sẽ kéo dài tới 3 ngày, từ 19-21/1/2017 với sự tham gia của nhiều nhân vật quan trọng và nổi tiếng.
Trước Lễ tuyên thệ chính thức vào ngày 20/1, ông Trump và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence sẽ đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington và tham dự một buổi hòa nhạc chào mừng ở Tượng đài Lincoln.
Địa điểm truyền thống tổ chức Lễ tuyên thệ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ. |
2. Lời tuyên thệ của Tổng thống Mỹ chỉ vỏn vẹn 35 chữ:
Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đọc lời tuyên thệ nhậm chức bao gồm thông điệp chỉ vỏn vẹn 35 chữ (không bao gồm tên của ông).
Nội dung thông điệp này tạm dịch là: “Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ”.
Tổng thống Obama trong Lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai năm 2013. Ảnh: Reuters. |
Lời tuyên thệ nhậm chức này được ghi rõ trong Hiến pháp Mỹ. Điều II, mục I của Hiến pháp Mỹ nêu rõ: “Trước khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ phải đọc lời tuyên thệ này”.
Thông thường, các Tổng thống Mỹ thường kết thúc lời tuyên thệ bằng câu nói: “Xin Chúa hãy giúp con”. Câu nói mang tính tôn giáo này không bắt buộc.
Bên cạnh đó, Hiến pháp Mỹ không có quy định tân Tổng thống phải đặt tay lên sách gì trong lễ tuyên thệ, nhưng nhiều ông chủ Nhà Trắng vẫn có thói quen đặt tay trái vào cuốn Kinh Thánh.
Hiến pháp Mỹ cũng không quy định ai sẽ là người đọc lời tuyên thệ nhậm chức cho Tổng thống song nhiệm vụ này thường thuộc về Chánh án Tòa án Tối cao.
3. Ông Trump tự viết bài phát biểu nhậm chức:
Tất cả các Tổng thống Mỹ sẽ có bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức và mục đích của bài phát biểu này là phải đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân đang chia rẽ vì những ý kiến trái chiều trong cuộc bầu cử 2 tháng trước.
Bài phát biểu này không chỉ vạch ra đường hướng chính sách điều hành của tân Tổng thống trong vòng 4 năm tới mà cũng cần ghi nhận công lao của Tổng thống tiền nhiệm.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ tự soạn toàn bộ bài phát biểu nhậm chức và bài phát biểu này sẽ “ngắn nhưng có tác động mạnh mẽ”.
Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump dự kiến sẽ ngắn nhưng có tác động mạnh mẽ. |
4. Ngày tuyên thệ nhậm chức sẽ bao gồm cả phần “lễ” và phần “hội”:
Kết thúc Lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ tham gia lễ diễu hành từ Tòa nhà Quốc hội (Capitol Hill) đến Nhà Trắng. Đoàn diễu hành bao gồm học sinh, các ban nhạc ở trường đại học, khối xe mô tô và phân khối lớn, khối cựu binh và các thành viên đang phục vụ trong quân đội, khối hướng đạo sinh và nhiều khối khác.
Cuộc diễu hành sau Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Obama năm 2013. Ảnh: AP |
Ngày tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ không chỉ có phần “lễ” rất trang nghiêm, long trọng mà còn có phần “hội” bao gồm tiệc chiêu đãi, bắn pháo hoa, tiệc khiêu vũ. Nhưng sự kiện này đã được tổ chức 4 năm 1 lần kể từ ngày 7/5/1789, khi diễn ra vũ hội đầu tiên mừng lễ nhậm chức và vinh danh Tổng thống George Washington.
Những vũ hội mừng Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ ngày nay khá xa hoa khi tiêu tốn hàng chục triệu USD và thường diễn nhiều hơn là 1 buổi duy nhất vào đêm của Ngày nhậm chức. Năm nay có đến 20 vũ hội không chính thức để chúc mừng ông Trump nhậm chức bắt đầu từ ngày 18/1.
5. Chi phí cho Lễ nhậm chức 2017 là bao nhiêu?
Tiền chi cho Lễ Nhậm chức dự kiến sẽ quyên từ các nhà tài trợ, cụ thể là từ những doanh nghiệp Liên bang được hưởng lợi sau khi Tổng thống đắc cử. Trong số đó, có những hãng và công ty lớn như Microsoft. Tổng thống Mỹ Barack Obama là người tổ chức lễ tuyên thệ với chi phí tốn kém nhất từ trước tới nay. Lễ tuyên thệ năm 2009 của ông có chi phí lên tới 160 triệu USD.
Tuy nhiên, Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump năm nay dự kiến phá kỷ lục đó với chi phí từ 175-200 triệu USD. Các nhà tài trợ sẽ trang trải khoảng 70 triệu USD, còn lại sẽ lấy từ tiền thuế của dân.
Ban tổ chức cũng bán vé tham dự Lễ tuyên thệ nhậm chức cho người dân và thường thu hút lượng lớn khách tham dự. Năm 2009 đánh dấu lần đầu tiên nước Mỹ có Tổng thống người da màu, 1,8 triệu lượt người đã đến xem.
6. Ngày nhậm chức của ông Trump là ngày làm việc cuối cùng của ông Obama:
Về mặt lý thuyết, ông Barack Obama vẫn còn là Tổng thống Mỹ cho đến đúng 12 giờ trưa ngày 20/1/2017 theo quy định Hiến pháp sửa đổi lần thứ 20 của Mỹ.
Ông Obama sẽ phục vụ đất nước đến những giờ phút cuối cùng của nhiệm kỳ thứ hai và hoàn tất sứ mệnh lịch sử với tư cách là Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Nhiệm kỳ của Phó Tổng thống Joe Biden cũng kết thúc đồng thời với Tổng thống Obama.
Cận cảnh: Lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ từ năm 1953 tới nay
7. Tổng thống mãn nhiệm sẽ chào đón tân Tổng thống:
Tổng thống mãn nhiệm của đảng Dân chủ Mỹ Barack Obama sẽ chào đón và dùng bữa với Tổng thống đắc cử Donald Trumps của đảng Cộng hòa. Đây là truyền thống của các Tổng thống Mỹ để thể hiện sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình từ một chính quyền tổng thống này sang một chính quyền tổng thống khác, kể cả khi không cùng đảng.
8. Vì sao người tuyên thệ nhậm chức năm nay lại là thành viên đảng Cộng hòa?
Có rất nhiều lý giải lẫn hoài nghi về chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11/2016. Song nếu gạt tất cả sang một bên và nhìn vào những thống kê thì có thể thấy cử tri Mỹ có xu hướng không bầu cho Tổng thống của cùng 1 đảng liên tiếp lên nắm quyền. Điều này lý giải vì sao 1 ứng cử viên đảng Cộng hòa chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sau 8 năm cầm quyền của 1 Tổng thống thuộc đảng Dân chủ.
Lần gần đây nhất cử tri Mỹ chọn 2 Tổng thống kế nhiệm nhau thuộc cùng một đảng và làm việc trọn cả nhiệm kỳ của mình là vào năm 1856, trước cuộc Nội chiến ở Mỹ. Đó là khi ông James Buchanan trở thành Tổng thống thứ 15 của Mỹ kế nhiệm Tổng thống Franklin Pierce./.
Nước Mỹ đón đợi điều gì khi Trump chính thức nhậm chức?