Theo đó, các quan chức thị trấn Thường Châu, tỉnh Giang Tô ngày 2/2 đã công bố: “Trong năm 2015, Thường Châu sẽ tập trung vào việc thúc đẩy một số dự án quan trọng”. Trong đó, Tập đoàn cáp Jiangsu Shangshang đã “thắng thầu cung cấp dây cáp” cho một dự án đóng tàu sân bay thứ 2 của nước này. 

Vào cuối tuần qua,

Tờ nhật báo buổi tốiThường Châu
cũng đã đăng tải thông tin tương tự. 

lieu_ninh_bonw.jpgTàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh Telegraph)

Trước đó, Trung Quốc đã mua tàu sân bay Liêu Ninh từ Ukraine và đưa tàu này vào sử dụng vào năm 2012. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. 

Vào tháng 4/2013, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Song Xue tuyên bố, nước này “sẽ có nhiều hơn một tàu sân bay”. Tuy nhiên, ông Song cũng để ngỏ thời điểm nước này có tàu sân bay thứ 2. 

Trong khi đó, Bí thư Tỉnh Liêu Ninh Wang Min sau đó đã thừa nhận, Trung Quốc đang đóng một chiếc tàu sân bay thứ 2 và sẽ hoàn tất việc này vào năm 2020. 

Nhà báo Sun Xiaobo của tờ Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh: “Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, lại chỉ có một tàu sân bay mua lại từ một quốc gia Liên Xô cũ và chiếc tàu này không hề xứng tầm với sức mạnh kinh tế của nước này”. 

Dù Trung Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng của nước này ở mức 2 con số và đã mua được chiếc tàu sân bay đầu tiên, tầm ảnh hưởng về quân sự của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới còn xa mới đạt được mức như Mỹ hiện nay. 

Tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, mục tiêu huấn luyện binh sĩ của nước này trong năm 2015 sẽ là “tăng cường năng lực chiến đấu” để “giành thắng lợi trong các cuộc xung đột trong khu vực”, đặc biệt là các tranh chấp trên biển với nhiều nước khác. 

Hiện, Trung Quốc đang có những tranh chấp về chủ quyền trên biển với Nhật Bản và Philippines trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Giới quan sát lo ngại rằng, những tranh chấp này có thể trở thành các cuộc xung đột vũ trang./.