Theo những thông tin mà các đoàn nhà báo đến tham dự Lễ phá bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri cho biết, Triều Tiên đã tiến hành phá bỏ bãi thử hạt nhân vào lúc 11h trưa nay (giờ Hàn Quốc) ở đường ống số 2. Tiếp đến đường ống số 3 và số 4 được phá bỏ lúc 4h17 phút chiều.

Việc phá bỏ bãi thử hạt nhân được coi như điểm xuất phát đầu tiên của Triều Tiên hướng tới phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

cats_hkoz.jpg
Bãi thử Punggye-ri nhìn từ ảnh vệ tinh. (Ảnh: AP)

Đến nay, Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Lần 1 vào 9/10/2016, lần 2: 25/5/2009, lần 3:13/2/2013, lần 4:6/1/2016, lần 5: 9/9/2016 và lần 6:3/9/2017. Tất cả những lần thử hạt nhân này đã gây ảnh hưởng tới an ninh trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời gây bất an tới cộng đồng quốc tế và Hàn Quốc.

Trong một thông báo về vụ thử hạt nhân lần thứ 3 vào ngày 12/2/2013 tại Punggye-ri, lần đầu tiên bãi thử này được gọi là bãi thử hạt nhân dưới lòng đất.

Bãi thử hạt nhân Punggye-ri được bao bọc ở một ngọn núi, có độ cao so với mặt biển khoảng 1.000 mét. Theo các chuyên gia về hạt nhân, nơi đây thích hợp với việc thử hạt nhân bởi các chất phóng xạ sau khi thử hạt nhân có khả năng trôi rửa nhanh hơn so với các khu vực khác.

Có 4 cửa dẫn vào các đường ống. Cửa số 1 có ở phía đông bãi thử được sử dụng cho thử hạt nhân lần 1 và đã bị đóng cửa do ô nhiễm. Cửa số 2 ở phía bắc được sử dụng cho các vụ thử hạt nhân từ lần 2 đến lần 6. Sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6, khu vưc này có thể đã bị ô nhiễm. Do vậy, các chuyên gia hạt nhân đang phân tích mức độ ô nhiễm tại đây.

Để đảm bảo cho bí mât các cuộc thử hạt nhân, Triều Tiên ngoài việc di dời người dân sinh sống gần khu vực bãi thử đã đưa ra qui định ngặt nghèo cho việc ra vào khu vực bằng sự kiểm soát quân sự.

Theo Bộ Ngoại giao Triều Tiên, việc phá bỏ và đóng cửa bãi thử hạt nhân Pyunggye-ri diễn ra theo quy trình như sau: dùng thuốc nổ đánh sập các đường ống, bịt các lối vào, di rời tất cả các cơ sở quan sát và nghiên cứu cũng như các kết cấu đơn vị bảo vệ trên bãi thử./.