TheoSputnik News, thông tin trên được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra trong khi tham dự lễ tưởng niệm vụ Mỹ thả bom hạt nhân xuống Hiroshima (Nhật Bản) ngày 6/8/1945 theo lệnh của Tổng thống lúc đó là ông Harry Truman khiến 140.000 thường dân thiệt mạng.

hiroshima_jqqc.jpg

Hình ảnh Hiroshima hoang tàn sau thảm hoạt hạt nhân năm 1945. Ảnh Sputnik

Vụ Mỹ thả bom hạt nhân xuống Hiroshima diễn ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ dội mưa bom xuống Tokyo khiến 100.000 người thiệt mạng. Sau vụ Hiroshima đúng 3 ngày, Mỹ lại tiếp tục thả quả bom hạt nhân thứ 2 xuống Nagasaki khiến 80.000 người thiệt mạng.

Những vụ thả bom hạt nhân của Mỹ đã liên tiếp diễn ra dù quan chức ngoại giao Nhật Bản tại Mỹ đã phát đi tín hiệu cho thấy Nhật Bản sẵn sàng đầu hàng quân đồng minh.

Mặc dù vậy, việc Tổng thống Mỹ Barack Obama có định đưa ra lời xin lỗi hay không hiện vẫn còn đang tranh cãi. Rất nhiều người Mỹ cho rằng, việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là một biện pháp cần thiết để chấm dứt Thế chiến thứ 2 và bảo vệ tính mạng người dân Mỹ.

Trong khi đó, nhiều người dân Nhật Bản kỳ vọng, Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra lời xin lỗi chính thức khi ông đặt chân đến thành phố Hiroshima. Tuy nhiên, cả người dân và giới chức Nhật Bản đều cho rằng, hành động thiết thực của ông Obama còn quan trọng hơn cả lời xin lỗi.

“Nếu Tổng thống Mỹ đến chứng kiến những gì đã thực sự diễn ra tại đây và đưa ra những bước đi cần thiết để giải giáp vũ khí hạt nhân trong tương lai, tôi cho rằng, chúng tôi sẽ không cần ông ấy phải đưa ra lời xin lỗi”, ông Takeshi Masuda nói.

“Điều này quả thực rất khó chấp nhận đối với những người đã mất người thân trong 2 thảm hoạ hạt nhân nói trên. Tuy nhiên, nếu chúng tôi đòi hỏi một lời xin lỗi chính thức thì sẽ rất khó để Tổng thống Mỹ có thể đặt chân đến Hiroshima”, ông Masuda nói thêm.

Ông Miki Tsukshita, một người ủng hộ việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, chia sẻ quan điểm với ông Masuda: “Điều quan trọng nhất hiện nay là không để cho một thảm kịch tương tự lặp lại. Tôi muốn ông ấy nói với các quốc gia sở hữu hạt nhân rằng, ông ấy đã đến Hiroshima và lãnh đạo các nước khác cũng nên làm như vậy”.

Ông Hiroshi Harada, người từng đứng đầu Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima, lại bày tỏ lo ngại về việc liệu người dân Nhật Bản có chào mừng Tổng thống Mỹ hay không.

Ông Harada nhớ lại ký ức kinh hoàng năm 1945: “Tại thời điểm đó, chúng tôi đã chứng kiến cảnh nhiều cảnh tượng cực kỳ rùng rợn nên ít có khả năng những người còn sống sót sau thảm họa này lại có thể vui vẻ chào đón ông ấy”.

Mặc dù vậy, ông Harada vẫn tin rằng, Tổng thống Obama có đủ dũng khí để đến thăm Hiroshima và thúc đẩy việc giải giáp vũ khí hạt nhân. “Tôi chấp nhận chuyến thăm của ông ấy với hy vọng rằng, điều đó sẽ dẫn đến hành động tiếp theo”./.