Điều này được cho là một sự thúc đẩy lớn trong nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột sẽ không có dấu hiệu sớm kết thúc.
Đề xuất mới nhất của Tổng thống Biden mà theo các quan chức Mỹ dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 5 tháng bao gồm hơn 20 tỷ USD hỗ trợ quân sự Ukraine và tăng cường phòng thủ ở những quốc gia láng giềng. Ngoài ra, đề xuất này còn có khoảng 8,5 tỷ USD hỗ trợ kinh tế cho chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và 3 tỷ USD cho các chương trình nhân đạo và lương thực để hỗ trợ dân thường và các khoản khác, các quan chức này cho hay.
Đề xuất trên tăng gấp đôi so với gói hỗ trợ quốc phòng và kinh tế trị giá 13,6 tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh phương Tây mà quốc hội Mỹ đã thông qua vào tháng trước. Đây dường như là dấu hiệu cho thấy cam kết dài hạn của Mỹ nhằm đối phó với Nga.
Đề xuất của Tổng thống Biden cũng được đưa ra giữa bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine, hiện đã bước sang tuần thứ 9, sẽ ngày càng ác liệt ở khu vực phía Đông và phía Nam của Ukraine trong khi căng thẳng quốc tế gia tăng khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang 2 nước NATO là Ba Lan và Bulgaria.
Hiện lưỡng đảng Mỹ ủng hộ việc cung cấp hỗ trợ cho Ukraine và sự ủng hộ cuối cùng với đề xuất trên gần như là chắc chắn. Tuy nhiên, Tổng thống Biden và các nghị sĩ đảng Dân chủ cũng muốn Quốc hội thông qua hàng tỷ USD nhằm đối phó với đại dịch trong khi đảng Cộng hòa muốn thúc đẩy biện pháp mở rộng nhưng giới hạn nhập cư dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Trump. Điều đó có thể khiến cho lộ trình thực hiện đề xuất trên trở nên không rõ ràng.
Trước đó, Hạ viện Mỹ đã thông qua một sáng kiến lập pháp liên quan đến việc chính quyền Mỹ tịch thu một số tài sản liên quan đến Nga để bán chúng và cung cấp thêm hỗ trợ cho Kiev, bao gồm cả quân sự.
Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế (WB) David Malpass tuần trước cho biết cuộc chiến ở Ukraine đã gây thiệt hại hơn 60 tỷ USD về cơ sở hạ tầng trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Ukraine sẽ sụt giảm 35% vào năm nay và năm tới.