Cộng hòa quần đảo Marshall, đảo quốc ở phía Tây Thái Bình Dương sau khi thu thập cam kết từ các quốc gia cho biết, các nước chiếm 54% lượng khí hải gây hiệu ứng nhà kính đã phát tín hiệu sẽ phê chuẩn Thỏa thuận Paris trong năm 2016.Ảnh: epa.gov.
Theo quy định, thỏa thuận sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi nó đáp ứng được 2 tiêu chí là nhận được sự ủng hộ của ít nhất 55 quốc gia và số các quốc gia đặt bút phê chuẩn phải chiếm ít nhất 55% lượng khí thải toàn cầu.
Thỏa thuận Paris nhằm hối thúc thế giới chuyển đổi sử dụng năng lượng, giảm dần việc đốt nhiên liệu hoá thạch mà thay vào đó bằng năng lượng sạch hơn như điện mặt trời, điện gió.
Tới nay, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, mới có 22 quốc gia chiếm 1,08% lượng khí thải chính thức phê chuẩn thỏa thuận. Tuy nhiên, Mỹ, Trung Quốc, 2 quốc gia có lượng khí thải chiếm 38% đã cam kết phê chuẩn Thỏa thuận Paris trong năm nay. Các quốc gia phát thải hàng đầu như Australia, Canada, Mexico, Indonesia cũng có kế hoạch tương tự./.