Phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nhấn mạnh, đã đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ không cần đến cơ cấu của thể chế này thêm nữa. 

tho_nhi_ky_dao_chinh_mbje.jpg
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm xe thiết giáp của lực lượng đảo chính. Ảnh BBC

Trước đó hai ngày, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Efkan Ala cũng đã cho biết lực lượng hiến binh này trong tương lai sẽ hoạt động như một lực lượng của Bộ Nội vụ, thay vì quân đội hiện nay chỉ huy. Đây là một trong những thay đổi cơ cấu tổ chức lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau vụ đảo chính bất thành hôm 14/7.

Sau hơn 1 tuần xảy ra đảo chính, Chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đang tiếp tục chiến dịch “làm trong sạch” bộ máy nhà nước. Trong ngày 22/7 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần 300 thành viên của đội cận vệ Phủ Tổng thống.

Theo truyền thông địa phương, hiện có ít nhất 2.500 người đang làm việc trong đội cận vệ Phủ Tổng thống và đã có 283 người bị bắt giữ. Ngoài ra, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng hủy bỏ gần 11.000 hộ chiếu, chủ yếu của các viên chức nhà nước có thể bị bắt giữ hoặc có thể đang tìm cách bỏ trốn.

Trong một diễn biến có liên quan, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ cháu trai của giáo sĩ Fethullah Gulen. Tuy nhiên, ông này đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 23/7 cho biết, nước này dự kiến sẽ hoàn tất hồ sơ yêu cầu dẫn độ giáo sĩ Gulen từ Mỹ về nước trong vòng 7-10 ngày tới. Ông Gulen hiện đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng đằng sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15/7 vừa qua ở nước này./.