1, Ngày 12/9, Sputnik đưa tin, máy bay quân sự Nga đã hạ cánh xuống Lakita, Syria để chuyển giao các hàng hóa viện trợ nhân đạo cho người tị nạn. 

Theo một đại diện của Bộ Quốc phòng Nga, Nga cung cấp lương thực và các nhu cầu cơ bản cho người dân Syria 

Hình ảnh chiếc máy bay Nga ở Latakia được Hãng thông tấn Syria Sana đăng tải. (Ảnh: BBC).

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov ngày 12/9 nói: “Máy bay quân sự vận tải của Bộ Quốc phòng Nga đã chuyển giao các hàng hóa viện trợ nhân đạo tại Latakia, những hàng hóa này bao gồm nhu cầu cơ bản và lương thực cho người dân”. 

Sputnik dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết thêm, sự trợ giúp nhân đạo này nhằm xây dựng một khu cắm trại cho hơn 1.000 người tị nạn ở Syria.

Việc viện trợ của Nga cho Syria diễn ra trong bối cảnh Mỹ và khối NATO bày tỏ quan ngại rằng Nga đang tăng cường hiện diện quân sự tại Syria.

Điện Kremlin phủ nhận điều này nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 10/9 nói Nga sẽ gửi thêm viện trợ đến Syria nếu được yêu cầu.

Ngày 13/9, ABC News đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, Đức và phương Tây cần hợp tác với Nga, Mỹ để giải quyết khủng hoảng Syria.

2,Ngày 12/9, người dân ở nhiều nước đồng loạt tràn xuống đường phố biểu tình vì khủng hoảng người tị nạn

anh5_uruk.jpg
Người dân Anh cho biết họ ủng hộ người tị nạn vì những người này xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc và an toàn. (ảnh: Twitter/Guardian).

Ở Slovakia ngày 12/9 diễn ra cùng lúc 2 làn sóng biểu tình ủng hộ và phản đối người nhập cư. Cùng ngày tại Ba Lan, hàng nghìn người tuần hành phản đối việc chấp nhận thêm người nhập cư vào nước này.

Trong khi đó tại Anh, khoảng 90.000 người tuần hành trên các đường phố của thủ đô London để yêu cầu chính phủ nước này tiếp nhận thêm người tị nạn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhập cư đang leo thang ở châu Âu. Những người biểu tình cầm tấm biển chào đón người tị nạn và tỏ ra bất mãn vì kế hoạch của chính phủ chỉ tiếp nhận 20.000 người tị nạn trong vòng 5 năm tới.

Tại các thành phố lớn của Tây Ban Nha ngày 12/9 cũng diễn ra các cuộc tuần hành thể hiện sự ủng hộ với những người tị nạn khỏi các nước chiến tranh như Syria. Với khẩu hiệu “Chào đón người tị nạn, Vì một chính sách châu Âu có trách nhiệm”, những người tham gia tuần hành kêu gọi một chính sách công bằng vào hào phóng hơn đối với người tị nạn.

Có thể thấy, trong khi các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang nỗ lực tìm tiếng nói chung để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn thì dư luận ở mỗi nước lại có nhiều phản ứng trái chiều.

3, Sau khi giành thắng lợi vang dội trong cuộc Tổng tuyển cử, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tối 12/9 tuyên bố sẽ thành lập Nội các trong 2 tuần tới. 

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. (ảnh: Media Corp)
.

Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân (PAP), do ông Lý Hiển Long đứng đầu đã chiến thắng với việc giành được 69,86% số phiếu phổ thông, cao nhất kể từ cuộc bầu cử năm 2001.

Với việc giành được tổng cộng 83 trong tổng số 89 ghế Quốc hội, Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân của Thủ tướng Lý Hiển Long một lần nữa cho thấy sức mạnh và đường lối đúng đắn của Đảng này trong suốt thời gian qua. 

4,  Cuộc đối thoại 4 bên diễn ra hôm qua 12/9 tại Berlin giữa Ukraine, Nga, Pháp và Đức về giải pháp cho xung đột ở miền Đông Ukraine đạt được tiến bộ.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng nước chủ nhà Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh rằng, cần phải có sự kiên trì trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk mà các bên đạt được hồi tháng 2 năm nay. 

Từ trái sang: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trường Đức rank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius. (ảnh: Reuters).

Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp 4 bên của Bộ tứ Normandy ngày 12/9, Ngoại trưởng Đức thừa nhận rằng những tiến bộ vừa đạt được chưa như ông mong đợi song cuộc đối thoại lần này hiểu quả hơn 2 cuộc gặp gần đây nhất. Theo Ngoại trưởng Steinmeier, các bên đều mong muốn đạt được tiến bộ dù biết còn nhiều khó khăn ở phía trước. 

5, Ngày 13/9, cảnh sát mở cuộc truy nã gắt gao một nghi can đã tàng trữ chất nổ trái phép tại nhà hàng ở một tòa nhà tại miền trung Ấn Độ khiến ít nhất 89 người chết và hơn 100 người bị thương. 

Theo đó, một nghi can tên là Kasawa bị cáo buộc tàng trữ trái phép chất nổ và kíp nổ được sử dụng để đào giếng, xây dựng và khai thác mỏ trong một nhà kho của tòa nhà. 

Ông Abdul Rasheed Khan -một quan chức cảnh sát địa phương cho biết, Kasawa có giấy phép sử dụng chất nổ nhưng đã phạm luật khi tàng trữ chất nổ trong khu dân cư. Hắn đã bị truy tố về tội giết người và tàng trữ chất nổ trái phép./.