1. Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn nguồn tin từ hãng tin Kyodo (Nhật Bản) cho biết, chiều 5/8, Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa đến để phản đối về việc6 tàu cá và 2 tàu Hải cảnh của Trung Quốcđã tiến vào vùng biển thuộc khu vực có quần đảo mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền là Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Đây là lần đầu tiên tàu cá của Trung Quốc được tàu hải cảnh hộ tống đi vào khu vực có quần đảo tranh chấp. Nhật Bản lập tức cử tàu tuần duyên ngăn cản và yêu cầu tàu của Trung Quốc rời khỏi khu vực. Phía Nhật Bản kịch liệt lên án hành động làm gia tăng căng thẳng  của Trung Quốc. Nhật Bản cũng cho biết sẽ tăng cường cảnh giới tại khu vực này.

2. Máy bay chiến đấu của Đan Mạch hôm 5/8lần đầu tiên không kích nhóm Nhà nước Hồi giáotự xưng IS tại Syria.

Ảnh minh họa của WSJ.

Theo Người đứng đầu phái bộ không quân quốc tế của Đan Mạch Jan Dam, các vụ không kích tại Syria là một đóng góp quan trọng của nước này trong chiến dịch của quốc tế chống IS. Đây cũng là lần đầu tiên Đan Mạch mở rộng sứ mệnh chống IS của mình từ Iraq sang Syria.

3. Cảnh sát Brazil buộc phải sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng đểgiải tán hàng trăm người biểu tình diễu hành trên các đường phố Rio de Janeiro.

Biểu tình ở Brazil vào hôm 5/8. Ảnh: AFP.

Những người biểu tình này thể hiện sự bất bình của họ về tình hình chính trị biến động, nạn tham nhũng cũng như tình trạng bội chi cho tổ chức Thế vận hội Olympic 2016.

Các cuộc đụng độ bùng phát trong ngày hôm qua gần sân vận động Maracana, nơi diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội.

Người biểu tình tức giận vì Brazil tiêu tốn 12 tỷ USD tổ chức sự kiện này trong khi nước này vẫn đang chìm trong cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất nhiều thập kỷ qua.

4. Chiều 5/8, Bộ Nội Vụ Campuchia tổ chức buổi họpbáo công bố kết quả giám định dấu vân tay giảdo Đảng Cứu Quốc đối lập thu thập được để kiến nghị với Quốc vương Siha Muni.

Tướng Khieu So Pak, ngồi giữa, người phát ngôn Bộ nội vụ chỉ trì buổi họp báo.

Tháng 5 vừa qua, cảnh sát Campuchia đã bắt 4 nhân viên của một tổ chức phi Chính phủ và 1 nhân viên của Ủy Ban Bầu cử Quốc gia Campuchia về  tội tham nhũng. Ngay sau đó, Đảng Cứu Quốc đối lập (CNRP) tổ chức lấy dấu vân tay của nhân dân trong cả nước gửi Quốc vương, đề nghị Quốc vương can thiệp để thả vô điều kiện những người đã bị bắt. Tuy nhiên những dấu vân tay này, qua điều tra đã phát hiện có nhiều sai phạm.

Tại buổi họp báo hôm 5/8 ông Khieu So Pak, phát ngôn viên Bộ Nội vụ công bố kết quả điều tra cho biết: Trong số hơn 170.000 dấu vân tay gửi Quốc vương có tới gần 23.000 dấu vân tay không có địa chỉ cụ thể; hơn 1.600 dấu vân tay có tên nhưng người này đã bỏ đi nơi khác sinh sống, 77 dấu vân tay ghi tên người đã chết. Đặc biệt hơn có tới 738 người lăn tay nhiều lần, trong đó có 1 người lăn tay tới 88 lần./.

5. Hôm qua (5/8), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) bỏ phiếu kín lần hai lấy tín nhiệm đối với 11 trên tổng số 12 ứng cử viên cho vị trí Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc nhiệm kì tới.

Ứng viên Guterres của Bồ Đào Nha. Ảnh: Wordpress.

Là một ứng cử viên không được đánh giá cao trước thềm các cuộc bỏ phiếu nhưng cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres đang dẫn đầu cả hai vòng bỏ phiếu.

Theo kết quả bỏ phiếu vòng 2, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Guterres tiếp tục dẫn đầu cuộc đua với 11 phiếu tín nhiệm, 2 phiếu không tín nhiệm và 2 không có ý kiến. Về vị trí thứ hai và cùng được 8 phiếu tín nhiệm là cựu Ngoại trưởng Serbia Vuk Jeremic và cựu Ngoại trưởng Argentina Susana Malcorra.

Yếu tố bình đẳng giới cũng được đánh giá cao trong cuộc đua lần này khi có nhiều ý kiến ủng hộ Liên Hợp Quốc sẽ có một nữ Tổng Thư ký đầu tiên. Tuy nhiên ứng viên nữ tiềm năng là bà Helen Clark- Tổng Giám đốc UNDP  không nhận được kết quả tốt trong lần bỏ phiếu thứ hai. Bà chỉ được 6 phiếu tín nhiệm, giảm 2 phiếu. Số phiếu không tín nhiệm tăng từ 5 lên 8 phiếu./.