1.Vấn đềtranh chấp Biển Đôngsẽ trở nên đặc biệt nóng nhất là trong bối cảnh Tòa Trọng tài thường trực Quốc tế (PCI) sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.
Chính vì vậy, diễn đàn Shangri-La lần này được coi là “cơ hội cuối cùng” để Mỹ- đồng minh thân cận của Philippines- và Trung Quốc tranh thủ sự ủng hộ của các nước trước khi phán quyết của PCI được đưa ra.
Các chuyên gia an ninh cho rằng, Mỹ sẽ cố thuyết phục các nước ASEAN cùng một số nước khác như Ấn Độ và Nhật Bản công khai ủng hộ bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Philippines.
Trong khi đó, Trung Quốc, nước từng lên tiếng bác bỏ thẩm quyền xét xử của PCI sẽ tìm cách ngăn chặn các nước công khai bày tỏ quan điểm của mình về phán quyết của tòa nhằm tránh phải chịu sự chỉ trích của Mỹ và phương Tây.
“Vụ kiện này về lâu dài có thể hủy hoại thanh danh của Trung Quốc và khiến nước này chịu sức ép cực lớn. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được nếu các nước khác thành lập một liên minh đủ lớn để có thể thu hút sự chú ý của công luận”, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định.
ASEAN đóng vai trò chủ chốt về vấn đề Biển Đông tại Shangri-La 2016
2.Trung Quốc đang chuẩn bị một hành động đơn phương và phi pháp – thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, chỉ 2 năm sau khi nước này tuyên bố thiết lập một ADIZ ở biển Hoa Đông, theo các nguồn tin thân cận với Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc và một báo cáo về quốc phòng.
Vùng ADIZ (màu da cam) mà Trung Quốc ngang nhiên thiết lập hồi cuối năm 2013 ở biển Hoa Đông nhưng không được nước nào công nhận. Ảnh AP
Tuy nhiên một nguồn tin cho hay thời điểm Trung Quốc tuyên bố về một ADIZ như vậy sẽ tùy thuộc vào tình hình an ninh trong khu vực, đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Trung Quốc và các mối liên hệ ngoại giao giữa Mỹ và các nước láng giềng.
Nguồn tin cho hay: “Nếu quân đội Mỹ tiếp tục có những hành động để thách thức chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực, thì điều đó sẽ mang lại cho Bắc Kinh một cơ hội tốt để tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông”.
Trong một phản hồi bằng văn bản về ADIZ gửi tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng), Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết việc lập một ADIZ là “quyền của một quốc gia có chủ quyền”.
Thông cáo này có đoạn: “Thời điểm tuyên bố một khu vực như vậy sẽ phụ thuộc vào việc liệu Trung Quốc có đối diện các mối đe dọa từ trên không và mức độ mối đe dọa an toàn trên không là như thế nào”.
Malaysia không ngồi nhìn Trung Quốc làm gì thì làm ở Biển Đông
3. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 3/6 sẽ họp khẩn để bàn về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo đối với các khu vực đang bị bao vây ở Syria.
Thông tin trên được Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc Francois Delattre đưa ra và cho biết, cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các hoạt động nhân đạo tại quốc gia Trung Đông này diễn ra một cách chậm chạp.
Cac thành viên tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế chuyển hàng cứu trợ cho người dân Syria. Ảnh Reuters |
Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân đạo quốc tế đồng loạt đưa ra các cáo buộc đối với các bên tham chiến tại Syria về hành vi cản trở quá trình viện trợ nhân đạo đối với những khu vực bị bao vây.
Trong khi đó, một sắc lệnh ngừng bắn kéo dài 48 giờ, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6 vừa qua tại thị trấn bị bao vây Darayya, ngoại ô thủ đô Damascus. Lệnh ngừng bắn này do Nga và Chính phủ Syria đề xuất, nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo tại khu vực này.
Thế giới tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực cô lập ở Syria
4.Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng, nhiều nhà báo bị sát hại ở Philippines là đã hư hỏng và “làm điều gì đó” khiến họ kiểu gì cũng bị giết.
AFPhôm 31/5 dẫn lời ông Rodrigo Duterte nói: “Nếu anh là đồ rác rưởi thì dù anh là một nhà báo, anh cũng không được miễn trừ khỏi việc bị ám sát”.
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh AP |
Tuyên bố mạnh mồm của ông Duterte - người sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào ngày 30/6, là để đáp lại câu hỏi về cách thức ông xử lý các vụ giết nhà báo.
Hôm 31/5, hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Duterte nói rằng nhiều nhà báo bị sát hại đã nhận hối lộ và chỉ trích người khác – và những người này đã trả đũa. Ông Duterte cũng cho biết một bình luận viên phát thanh bị giết ở thành phố Davao là một kẻ “thối nát”.
Theo AFP, Duterte khẳng định “Thành thực mà nói, hầu hết những người bị giết đều đã làm điều gì đó. Nếu mà anh không làm gì sai thì đời nào bị người ta giết”.
Ông Duterte cũng tuyên bố rằng các nhà báo nào đi phỉ báng người khác thì không nhất thiết được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công bạo lực.
Các nguồn tin dẫn lại lời của Tổng thống Duterte: “Không có chuyện chỉ có tự do ngôn luận không thôi. Hiến pháp không bảo vệ anh nếu anh thiếu tôn trọng một người nào đó”.
5. Hai ứng cử viên Hillary Clinton và Bernie Sanders vẫn đang bám đuổi nhau quyết liệt trước cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định vào ngày 7/6 tới.
Bà Clinton (phải) và ông Sanders đang chạy đua quyết liệt trước thời điểm mang tính quyết định 7/6. Ảnh AP |
Theo cuộc thăm dò ý kiến mới nhất do, Wall Street Journal, NBC và Viện Marist tiến hành, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thượng nghị sỹ Bernie Sanders đang bất phân thắng bại tại California, báo hiệu một cuộc đấu đầy cam go vào ngày 7/6 tại chiến trường lớn cuối cùng và cũng nhiều phiếu đại biểu nhất (475 phiếu) trong các cuộc bầu cử sơ bộ.
Kết quả thăm dò được công bố vào sáng 2/6 (theo giờ Việt Nam) cho thấy bà Clinton đang dẫn trước ông Sanders với tỷ lệ 49%-47%, mức chênh lệch vừa đúng sai số 2%.
Trên lý thuyết thì bà Clinton vẫn có thể giành đủ số phiếu đại biểu cần thiết để kết thúc cuộc đua mà không cần quan tâm tới kết quả tại California, khi có tới 6 bang tổ chức bỏ phiếu vào ngày 7/6.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ chỉ cần thêm 71 phiếu đại biểu là giành chiến thắng trong khi tổng số phiếu đại biểu tại 6 bang trên là 694 và sẽ được phân bổ cho các ứng cử viên dựa trên tỷ lệ phiếu cử tri.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ dự tiệc chiêu đãi tại Nhà Trắng