1.BBC ngày 19/10 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa “ngừng kêu ca” khi ông Trump mới đây đã lên tiếng cho rằng, sẽ có gian lận trong cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống sắp diễn ra.
Tổng thống Obama cho rằng, nỗ lực của Trump nhằm hạ thấp mức độ tín nhiệm đối với cuộc bầu cử là một hành động “chưa từng có” của một ứng cử viên Tổng thống Mỹ.
Phát biểu tại Vườn Hồng trong lễ đón Thủ tướng Italy Matteo Renzi, ông Obama nói: “Tôi muốn tư vấn cho ông Trump rằng, ông ấy nên ngừng than phiền về cuộc bầu cử và tập trung vào chiến dịch vận động tranh cử của mình để có thêm phiếu bầu”.
“Nếu cứ hành động như vậy thì nó phản ánh thực tế là bạn không có sự dẻo dai và khả năng lãnh đạo. Nếu mọi việc dần trở nên xấu đi và bạn quay ra đổ lỗi cho người khác thì bạn không có tố chất cần thiết để đảm nhận công việc này”, ông Obama nói thêm.
Ông Obama cho biết cuộc bầu cử Mỹ được các quan chức địa phương tổ chức và giám sát và họ có thể được các thống đốc bang theo đảng Cộng hoà chỉ định, đồng thời cho rằng, không có gian lận trong các cuộc bầu cử ở Mỹ.Ông Obama yêu cầu Trump “ngừng kêu ca” về hệ thống bầu cử Mỹ
2. Lực lượng an ninh Iraq đang đạt bước tiến nhanh trong việc giải phóng thành phố lớn thứ 2 của Iraq là Mosulkhỏi tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Chỉ trong 24 giờ đầu tiên của chiến dịch tổng tấn công, lực lượng chính phủ Iraq hôm qua cho biết, đã giành quyền kiểm soát khoảng 20 ngôi làng thuộc các khu vực ngoại ô thành phố.
Chiến sự ở Mosul đang diễn ra rất ác liệt. (Ảnh: AFP) |
Tuy nhiên, cuộc chiến đang bắt đầu bước vào giai đoạn quyết liệt, với việc IS sử dụng các biện pháp mạnh để cố thủ tại Mosul.
Lo ngại giao tranh có thể xảy ra, nhiều gia đình bắt đầu sơ tán từ khu vực phía Nam và Đông tới gần trung tâm thành phố. Tuy nhiên, IS ngăn cản người dân sơ tán khỏi Mosul, yêu cầu những người dân này ở trong các ngôi nhà có nhiều khả năng là mục tiêu của các cuộc không kích. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis cũng cho biết, đã nhận được thông tin về việc dân thường bị sử dụng làm lá chắn sống.
Giống như chiến dịch giải phóng các thành phố khác của Iraq trước đó, để đảm bảo an toàn cho người dân Mosul, quân đội sẽ phải nhanh chóng sơ tán dân thường ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, nhiệm vụ này sẽ hết sức khó khăn khi Mosul là một thành phố đông dân với khoảng hơn 1,5 triệu người.Iraq: Quân đội chính phủ chiếm ưu thế tại Mosul
3. Trung Quốc sẽ xem xét trao cho ngư dân Philippines quyền tiếp cập có điều kiện đối với vùng biển tranh chấp ở Biển Đông sau khi nguyên thủ hai nước gặp gỡ ở Bắc Kinh trong tuần này.
Hình ảnh bãi cạn Scarborough chụp từ vệ tinh. (Ảnh: Policy Forum) |
Thông tin trên do 2 nguồn tin Trung Quốc thân cận với ban lãnh đạo nước này tiết lộ.
Một quan chức Philippines nói với Reuters rằng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có kế hoạch trình bày cảnh ngộ các ngư dân Philippines khi ông gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày mai (20/10).
Năm 2012, bằng một số thủ thuật Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Phía Trung Quốc gọi bãi Scarborough là Hoàng Nham (và nhận đó là của mình), còn phía Philippines gọi tên bãi cạn này là Panatag.Trung Quốc có thể cho phép ngư dân Philippines vào bãi cạn Scarborough
4. Ông Sergei Ivanov, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về sinh thái học, mới đây cho biết chính phủ Nga hiện không hề xem xét việc tạo ra một bộ mới phụ trách vấn đề an ninh quốc gia.
Các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm của Nga. (Ảnh: interpretermag) |
Truyền thông hồi tháng 9 đưa tin rằng chính phủ Nga có kế hoạch lập ra một bộ tên là Bộ An ninh Quốc gia dựa trên Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) – cơ quan an ninh chính của Nga.
Theo đó, bộ mới này được cho là sẽ đảm nhiệm các vụ án hình sự quan trọng và đóng vai trò cơ quan giám sát nội bộ, giống như cơ quan KGB một thời.
Ông Ivanov nói với tờ báo điện tử Komsomolskaya Pravda: “Đó là tin giả 100%! Chúng tôi chưa hề xem xét thành lập một cơ quan an ninh quốc gia nào và tôi bảo đảm với quý vị là sẽ không bao giờ có chuyện đó... Hiện đã có đủ các cơ quan an ninh rồi”.Điện Kremlin (Nga) bác bỏ việc lập thêm cơ quan tình báo, an ninh
5. Theo thông báo của đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Yemen, ông Ismail Ould Cheikh Ahmed, lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ tại Yemen sẽ bắt đầu từ ngày 20/10 tới.
Lệnh ngừng bắn ở Yemen do Liên Hợp Quốc làm trung gian dự kiến bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 20/10. (Ảnh: channel4) |
Ông Ahmed đã nhận được đảm bảo từ các bên tham gia xung đột ở Yemen về việc tuân thủ các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận ngừng bắn ký hôm 10/4 vừa qua. Các biện pháp trên nhằm đảm bảo cho thỏa thuận ngừng bắn ký hôm 10/4 bắt đầu tái hiệu lực trong thời gian đầu 72 tiếng và có thể kéo dài tùy theo các bên.
Tuyên bố về lệnh ngừng bắn của ông Ahmed được đưa ra sau những cảnh báo của cộng đồng quốc tế về việc 140 dân thường thiệt mạng trong một cuộc không kích của liên quân do Saudi Arabia đứng đầu nhằm vào một đám tang ở thủ đô Sanaa./.Thỏa thuận ngừng bắn Yemen bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/10